NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Đoàn Văn Dũng 1, Đỗ Hữu Nghị 2, Nguyễn Duy Toàn 1,
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương thời điểm nhập viện với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang với 57 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2019-5/2020. Các BN được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, ECG, siêu âm tim, chụp động mạch vành qua đường ống thông và định lượng nồng độ NT-proBNP huyết tương tại thời điểm nhập viện. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP huyết tương trung bình là 1681,5 ±3846,8 pg/ml, trung vị là 293,7 pg/ml. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nồng độ NT-proBNP giữa BN NMCT cấp không ST chênh lên so với BN NMCT cấp có ST chênh lên. Nồng độ NT-proBNP tương quan thuận chặt chẽ với tuổi (r=0,5, p <0,01), tương quan thuận chặt chẽ với nồng độ Troponin I (r=0,5, p<0,01), tương quan thuận mức độ yếu với nồng độ CK–MB (r=0,2 p<0,01), tương quan thuận mức độ trung bình với điểm nguy cơ GRACE (r=0,346, p<0,01). Nồng độ NT – proBNP giữa các nhóm mạch vành thủ phạm khác nhau không có sự khác biệt. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở BN NMCT cấp tương quan thuận chặt chẽ với tuổi và nồng độ Troponin I, tương quan thuận mức độ trung bình với thang điểm nguy cơ GRACE và  tương quan thuận mức độ yếu với nồng độ CK–MB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vergaro G., Gentile F., Meems L., et al (2021) "NT-proBNP for Risk Prediction in Heart Failure", J Am Coll Cardiol HF, 9 (9) pp 653–663.
2. He Wf., Jiang L., Chen Yy., et al (2021), " The association of baseline N-terminal pro-B-type natriuretic peptide with short and long-term prognosis following percutaneous coronary intervention in non-ST segment elevation acute coronary syndrome with multivessel coronary artery disease: a retrospective cohort study", BMC Cardiovasc Disord 21, 202.
3. Shirley Siang Ning T., Keng Tat K., Alan Yean Yip F., et al (2022), “NT-proBNP Cut-off Values for Risk Stratification in Acute MI and Comparison with Other Risk Assessment Scores”, Journal of Asian Pacific Society of Cardiology;1:e10.
4. Schellings DA., Adiyaman A., Dambrink JE., et al (2016), “Predictive value of NT-proBNP for 30-day mortality in patients with non-ST-elevation acute coronary syndromes: a comparison with the GRACE and TIMI risk scores”, Vasc Health Risk Manag;12: pp 471-476.
5. Allan S J., Kristian T., Joseph S A., et al. (2018), “Fourth universal definition of myocardial infarction”, European Heart Journal, Volume 40, Issue 3, 14 January 2019, Pages 237–269.
6. Salama RH., El-Moniem AE., El-Hefney N., Samor T. (2011), “N-TerminaL PRO-BNP in Acute Coronary Syndrome Patients with ST Elevation Versus Non ST Elevation in Qassim Region of Saudi Arabia’’, Int J Health Sci (Qassim);5(2), pp 136-145.
7. Galvani M., Ottani F., Oltrona L., et al. (2004), "N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide on Admission Has Prognostic Value Across the Whole Spectrum of Acute Coronary Syndromes", Circulation, 110, pp.128-134
8. Nguyễn Thị Hồng Huệ (2013), "Nghiên cứu giá trị NT - proBNP trong tiên lượng ngắn hạn nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên", Tạp chí Y học Thực hành, số 6 (872), tr.68-73.