THỰC TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH NHA CỦA Ở SINH VIÊN NĂM 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2023

Lưu Văn Tường 1, Đinh Diệu Hồng 1,, Đào Thị Dung 1, Phùng Hữu Đại 1, Nguyễn Thị Ngọc Trang 1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phòng bệnh cũng như nâng cao sức khỏe răng miệng cho cộng đồng nói chung và cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên được đặc biệt quan tâm. Hướng tới mục tiêu có một hàm răng khoẻ mạnh cho thế hệ trẻ trong tương lai đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng nói chung cũng như tình trạng lệch lạc khớp cắn nói riêng. Góp phần vào bức tranh toàn cảnh đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá tình trạng lệch lạc khớp cắn ở sinh viên năm thứ 3 tại trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên. Kết quả cho thấy tỉ lệ sai lạc khớp cắn là 85,3%, trong đó tỷ lệ sai khớp cắn loại I chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%, tiếp đến là sai khớp cắn loại III 19,1%, sai khớp cắn loại II là 7,4%. Nhu cầu điều trị chỉnh nha theo thẩm mỹ răng là 57,4%; theo sức khoẻ là 82,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cenzato N, Nobili A, Maspero C. Prevalence of Dental Malocclusions in Different Geographical Areas: Scoping Review. Dent J. 2021;9(10):117. doi:10.3390/dj9100117
2. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2000), Khảo sát tình trạng khớp cắn của người Việt Nam độ tuổi 17 – 27, Luận văn thạc sỹ Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thanh Hải, Nguyễn Hồng Dương, Đồng Thị Mai Hương. Khảo sát tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên năm nhất đại học y dược hải phòng năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam 2022; 555(6): 99-104
4. Salim NA, Alamoush RA, Al-Abdallah MM, Al-Asmar AA, Satterthwaite JD. Relationship between dental caries, oral hygiene and malocclusion among Syrian refugee children and adolescents: a cross-sectional study. BMC Oral Health. 2021;21(1):629. doi:10.1186/s12903-021-01993-3
5. Göranson E, Sonesson M, Naimi-Akbar A, Dimberg L. Malocclusions and quality of life among adolescents: a systematic review and meta-analysis. Eur J Orthod. 2023;45(3):295-307. doi:10.1093/ejo/cjad009
6. Brook PH, Shaw WC. The development of an index of orthodontic treatment priority. Eur J Orthod. 1989;11(3): 309-320. doi: 10.1093/ oxfordjournals.ejo.a035999
7. Lecturer, Department of Pediatric Dentistry, University of Benghazi, UOB, Benghazi, Libya., Elfseyie M, Hassan MIA, Professor, Department of Restorative Dentistry, Universiti Teknologi MARA, Selangor, Malaysia., Al-Jaf NMA, Lecturer, Department of Orthodontics, Universiti Teknologi MARA, Selangor, Malaysia. Prevalence of malocclusion and occlusal traits of Malay adults (18-23 years) in Shah Alam, Malaysia. Int J Dent Res. 2020;5(2):81-85. doi:10.31254/dentistry.2020.5211
8. Kaur H, Pavithra US, Abraham R. Prevalence of malocclusion among adolescents in South Indian population. J Int Soc Prev Community Dent. 2013;3(2):97-102. doi:10.4103/2231-0762.122453
9. Krooks L, Pirttiniemi P, Kanavakis G, Lähdesmäki R. Prevalence of malocclusion traits and orthodontic treatment in a Finnish adult population. Acta Odontol Scand. 2016;74(5): 362-367. doi: 10.3109/00016357. 2016.1151547
10. Kataoka K, Ekuni D, Mizutani S, et al. Association Between Self-Reported Bruxism and Malocclusion in University Students: A Cross-Sectional Study. J Epidemiol. 2015;25(6):423-430. doi:10.2188/jea.JE20140180