NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW GIAI ĐOẠN 2019- 2021

Bạch Quốc Khánh 1,, Bùi Thị Vân Nga1, Nguyễn Hà Thanh 2, Vũ Đức Bình 1
1 Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: tình trạng kháng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết là biến chứng nặng, thường gặp trong các bệnh máu. Mục tiêu: Xác định tình hình kháng kháng sinh ở vi khuẩn, vi nấm trên bệnh nhân điều trị tại Viện HH-TM TW. Đối tượng và phương pháp: 2786 chủng vi khuẩn phân lập được từ 32.201 mẫu máu của người bệnh có chỉ định cấy máu và được xác định là căn nguyên gây nhiễm trùng huyết cho người bệnh. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2021 tại khoa Vi sinh Viện Huyết học - Truyền máu TW. Kết quả: (1) Nhóm vi khuẩn Gram âm có tỷ lệ kháng cao với kháng sinh ampicillin (>90%), các kháng sinh amikacin, fosphomycin tỷ lệ kháng thấp (<5%), các kháng sinh thuộc nhóm carbapenems (meropenem, imipenem) có tỷ lệ kháng trên dưới 21%; (2) Vi khuẩn Gram dương đề kháng kháng sinh cao nhất với nhóm penicillins (penicillin, oxacillin lần lượt là 81.3% và 77.9%), đề kháng thấp với kháng sinh vancomycin 1.1%, và linezolid 0.9%; (3) Fluconazole là thuốc kháng nấm có tỷ lệ đề kháng cao nhất 40.2%, amphotericin, caspofungin, micafungin có tỷ lệ đề kháng thấp lần lượt 0.4%, 0.9%, 0.4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Salive M.E WRB, Ostefeld A.M, et al. Risk factors for septicemia - associated mortality in older adults. Public - Health - Rep. 1993;108 (4):447 - 453.
2. Diekema DJ, Hsueh P-R, Mendes RE, et al. The Microbiology of Bloodstream Infection: 20-Year Trends from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2019; 63(7). doi: 10.1128/AAC.00355-19
3. Ahmadzadeh A, Varnasseri M, Jalili MH, et al. Infection Pattern of Neutropenic Patients in Post-chemotherapy Phase of Acute Leukemia Treatment. Hematol Rep. 2013;5(4). doi:10.4081/ hr.2013.e15
4. Trecarichi EM, Pagano L, Candoni A, et al. Current epidemiology and antimicrobial resistance data for bacterial bloodstream infections in patients with hematologic malignancies: an Italian multicentre prospective survey. Clinical Microbiology and Infection. 2015;21(4):337-343. doi:10.1016/j.cmi.2014.11.022
5. Carvalho AS, Lagana D, Catford J, Shaw D, Bak N. Bloodstream infections in neutropenic patients with haematological malignancies. Infection, Disease & Health. 2020;25(1):22-29. doi:10.1016/j.idh.2019.08.006
6. Bùi Thị Vân Nga và cs. “Nghiên cứu đặc điểm các tác nhân gây NKH tại Viện Huyết Học – Truyền Máu TW năm 2015”
7. Puig-Asensio M, Ruiz-Camps I, Fernandez-Ruiz M, Aguado JM, Munoz P, Valerio M, Delgado-Iribarren A, Merino P, Bereciartua E, Fortun J, et al. “Epidemiology and outcome of candidaemia in patients with oncological and haematological malignancies”. Results from a population-based surveillance in Spain. Clin Microbiol Infect. 2015;21(5):491 e491-410.
8. Nikolaos V.Sipsas MD; Russell E.Lewis.et al. (2009). “Candidemia in patients with hematologic malignancies in the era of new antifungal agents (2001-2007)”
9. Hoàng Quỳnh Hương (2019). “ Xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018-2019”, Đại học Y Dược Thái Bình.