ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2020

Vũ Thị Quyến 1,, Đinh Thị DIệu Hằng1, Lê Đức Thuận 1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật của người bệnh tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 115 người bệnh. Kết quả: Theo BMI, đa số người bệnh có BMI ≥ 18.5 (n=78; 67.8%) và có 37 người bệnh có BMI < 18.5 (tương đương 32.2%) trước phẫu thuật tiêu hóa. Theo đánh giá SGA có 64.3% người bệnh có tình trạng dinh dưỡng tốt (SGA-A) và 35.7% người bệnh suy dinh dưỡng (SGA-B,C). Trong khi có 47.8% người bệnh có chỉ số Albumin trong giới hạn bình thường (Albumin ≥ 35g/l) và có 52.2% người bệnh suy dinh dưỡng (SDD) từ nhẹ đến nặng (Albumin < 35g/l). Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh SDD trước phẫu thuật tiêu hóa theo BMI và SGA là tương đương, trong khi theo nồng độ albumin tỷ lệ SDD cao hơn. Kiến nghị: Tất cả người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa nên được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ SGA để sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng từ đó có kế hoạch can thiệp về dinh dưỡng sớm, hiệu quả giúp người bệnh được chăm sóc và điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diego F. Wyszynski, Mario Perman, Andriana Crivelli (2003). "Prevalence of hospital Malnutrition in Argentina: Preliminary result of population-based study", Nutrition, No.19, pp.115-118.
2. Berry C, Hill C, Mckenzie C et al (2000). "Prevalence of malnutrition on admission to four hospitals in England", Clinical nutrition, No.19, pp.191-195.
3. Goiburu M E, Jure Goiburu M M, Bianco H, Ruiz Díaz J, Alderete F, Palacios M C, et al. (2006), "The impact of malnutrition on morbidity, mortality and length of hospital stay in trauma patients", Nutrición Hospitalaria, No.21(5), pp.604-610
4. Aylin Erdim, Ahmet Özdemir Aktan (2017). “Evaluation of perioperative nutritional status with subjective global assessment method in patients undergoing gastrointestinal cancer surgery”, Turk J Surg, No.33, pp.253-257.
5. Sunqurtekin H, Sunqurtekin U, Balci C et al (2004). "The Influence of nutrtional status on complications after major intraabdominal surgery", J Am Coll Nutr, No.23(3), pp.227-232.
6. Braga M, Gianotti L, Gentilini S et al (2002). "Feeding the gut early after digestive surgery: results of a nine-year experience", Clinical Nutrition, No.21, pp.59–65.
7. Đoàn Duy Tân (2017), “Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân khoa ngoại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2016”. Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 34, Trường đại học y dược TP Hồ Chí Minh ngày 10/3/2017, pp.42-43.
8. Phạm Thị Hương Len (2018), “Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016 – 2017”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, TP Hà Nội.