CHI PHÍ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC KẾT HỢP SALMETEROL/FLUTICASONE PROPIONATE TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN KHÔNG KIỂM SOÁT TẠI VIỆT NAM

Phùng Lâm Tới 1,, Nguyễn Thị Mai Phương 1, Đỗ Quỳnh Trang1, Đỗ Trà My 1, Ong Thế Duệ 1, Nguyễn Thị Mai Hoa2, Phan Thị Thanh Vân 2, Nguyễn Hoàn Lê Minh 2, Abhay Phansalkar3, Mohamed Hamouda3
1 Viện Chiến lược & Chính sách Y tế
2 Công ty TNHH GSK Việt Nam
3 Global Medical, Regulatory and Quality, GSK Global

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính chi phí hiệu quả của salmeterol/fluticasone propionate (Seretide®) so với corticoid đường hít (Inhaled corticosteroids - ICS) trong điều trị hen phế quản không kiểm soát tại Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu đánh giá chi phí thoả dụng dựa trên mô hình hoá, áp dụng quan điểm của bên chi trả. Mô hình gồm hai trạng thái chính: bệnh không triệu chứng và bệnh có triệu chứng nhằm mô phỏng diễn tiến tự nhiên của bệnh trong khung thời gian một năm với chu kỳ hàng tuần. Tham số về hiệu quả của thuốc được thu thập từ phân tích gộp đã công bố. Chi phí thuốc được thu thập từ kết quả trúng thầu và kết quả đàm phán giá của Bộ Y tế. Chi phí điều trị được ước tính dựa trên nguồn lực cần sử dụng theo hướng dẫn điều trị kết hợp với tham vấn chuyên gia lâm sàng nhân với đơn giá dịch vụ kỹ thuật được Bộ Y tế quy định. Kết quả: Salmeterol/fluticasone propionate vượt trội so với ICS liều tương tự hoặc tăng liều ở tất cả các nhóm liều thấp, trung bình, và cao. Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy kết quả từ mô hình có tính chắc chắn và đáng tin cậy. Kết luận: Với bệnh nhân hen phế quản không kiểm soát với ICS, việc lựa chọn phác đồ ICS/LABA như salmeterol/fluticasone propionate là một giải pháp có chi phí hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tran Thuy Hanh and Nguyen Van Doan, Epidemiology of adult asthmatic in Vietnam: results from cross-sectional study nationwide. Internal Medicine Journal, 2012. 42: p. 1-16.
2. Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), Global Burden of Disease Study 2019 (GBD 2019) Results. 2020: Seattle, United States.
3. Phạm Huy Tuấn Kiệt, Vũ Văn Giáp, and Nguyễn Thị Thanh Hà, Chi phí y tế trực tiếp trong điều trị hen theo phân loại GINA dựa trên dữ liệu lớn từ Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 503(2): p. 169–72.
4. Bateman, E.D., et al., Can guideline-defined asthma control be achieved? The Gaining Optimal Asthma ControL study. Am J Respir Crit Care Med, 2004. 170(8): p. 836-44.
5. Shih, Y.-C.T., J. Mauskopf, and R. Borker, A cost-effectiveness analysis of first-line controller therapies for persistent asthma. Pharmaco-economics, 2007. 25: p. 577-590.
6. Ismaila, A.S., et al., COST-effectiveness of salmeterol/fluticasone propionate combination (Advair(®)) in uncontrolled asthma in Canada. Respir Med, 2014. 108(9): p. 1292-302.
7. GINA. 2023 GINA Report, Global Strategy for Asthma Management and Prevention. Available from: https://ginasthma. org/2023-gina-main-report/.
8. Doull, I., et al., Cost-effectiveness of salmeterol xinafoate/fluticasone propionate combination inhaler in chronic asthma. Curr Med Res Opin, 2007. 23(5): p. 1147-59.
9. Oh, B.C., et al., Health-related quality of life in adult patients with asthma according to asthma control and severity: A systematic review and meta-analysis. Front Pharmacol, 2022. 13: p. 908837.
10. Shepherd, J., et al., Systematic review and economic analysis of the comparative effectiveness of different inhaled corticosteroids and their usage with long-acting beta2 agonists for the treatment of chronic asthma in adults and children aged 12 years and over. Health Technol Assess, 2008. 12(19): p. iii-iv, 1-360.