KẾT QUẢ CAN THIỆP RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ NẶNG Ở TRẺ TỪ 18-36 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI CÀ MAU

Nguyễn Minh Phương1,, Trần Thiện Thắng1, Võ Văn Thi 1, Phan Việt Hưng1, Trịnh Thanh Thúy 2, Nguyễn Ngọc Thùy 2, Ninh Thị Minh Hải 2, Lê Hoàng Mỷ1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: rối loạn phổ tự kỷ là một loại rối loạn phát triển tâm thần đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng xã hội và những hành vi bị hạn chế hoặc lặp lại, gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, xã hội và tổn thất tài nguyên cộng đồng, đặc biệt là rối loạn phổ tự kỷ mức độ nặng. Việc can thiệp sớm các trường hợp rối loạn phổ tự kỷ mưc độ nặng là cần thiết đối với cá nhân trẻ và gia đình, cộng đồng, giúp trẻ sớm hòa nhập và giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả can thiệp rối loạn phổ tự kỷ nặng ở trẻ từ 18-36 tháng tuổi tại bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng bằng phương pháp PECS (Picture Exchane Communication System) hay còn được gọi là phương pháp giáo dục bằng hình ảnh trên 20 trẻ 18-36 tháng được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ mức độ nặng theo thang điểm CARS (The Childhood Autism Rating Scale) tại bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Kết quả: Đánh giá mức độ tự kỷ bằng thang điểm CARS và năng lực thích ứng của trẻ bằng thang điểm Vineland-II sau can thiệp 3 tháng và 6 tháng, tất cả các lĩnh vực của thang điểm CARS có điểm trung bình giảm xuống và điểm trung bình của các chỉ số và điểm tổng thể của thang điểm Vineland-II đều tăng; nhóm tuổi, giới tính và nơi ở có mối liên quan đến kết quả sau can thiệp (p<0,05). Kết luận và kiến nghị: tỷ lệ trẻ 18-36 tháng được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ mức độ nặng sau khi can thiệp có cải thiện, mức độ cải thiện tùy thuộc vào một số yếu tố như giới tính, nơi ở, nhóm tuổi. Các trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ nặng nên được can thiệp kịp thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định 1862/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. 2022:4
2. Werling D. M., Geschwind (2013), "Sex differences in autism spectrum disorders”", Current Opinion in Neurology, 26(2), pp. 146-53.
3. Trần Thiện Thắng, "Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn DSM-5", Tạp chí Nghiên cứu y học (2023)-163(2), tr.108-117.
4. Chien YL, Wu CS, Chang YC, Cheong ML, Yao TC, Tsai HJ. Associations between parental psychiatric disorders and autism spectrum disorder in the offspring. Autism Res. 2022;doi: 10.1002/aur.2835. 5.
5. Nguyễn Tấn Đức. Rối loạn phổ tự kỷ và một số yếu tố liên quan ở trẻ 24-72 tháng tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Y Dược học. 11-2018 2018;8(6).
6. Lê Thị Kim Dung. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, phương pháp chẩn đoán và can thiệp sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng. Đại học Thái Nguyên; 2021.
7. Trần Thiện Thắng, "Đặc điểm giao tiếp chức năng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ 3 theo tiêu chuẩn DSM-5", Tạp chí Nghiên cứu y học (2023)-162(1), tr.206-213.
8. Trần Văn Lý, Vũ Thị Bích Hạnh (2016), "Đánh giá kết quả mô hình can thiệp toàn diện cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An-Ba Vì", Tạp chí Y học Thực hành (1002)-số 4, tr. 57-59.
9. Nguyễn Thị Hương Giang. Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng MCHAT 23, đặc điểm dịch tễ-lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ. Trường đại học Y Hà Nội; 2012.
10. Phạm Trung Kiên. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(4)(4):74-79.