ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG Ở TRẺ EM LIÊN QUAN ĐẾN COVID-19

Hoàng Quốc Tưởng1,2,
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em liên quan đến Covid -19 (MIS-C) tại khoa tim mạch – khớp bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả 105 ca được chẩn đoán MIS- C nhập viện điều trị tại khoa tim mạch khớp bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 11/2021 đến hết tháng 3/2022. Kết quả: MIS – C đa số xảy ra ở lứa tuổi 5 – 11, nam chiếm ưu thế. Phần lớn trẻ có liên quan đến nhiễm Covid – 19 trong vòng 4 - 8 tuần từ lúc xác định nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm Covid – 19. Triệu chứng lâm sàng ghi nhận khi nhiễm Covid – 19  từ không có triệu chứng đến nhẹ và không có bệnh lý nền. 100% trẻ có sốt, biểu hiện ở đường tiêu hoá 90,5%, mắt đỏ 80,9%, phát ban da 70,5%. ¼ các trường hợp có biểu hiện nặng với hạ huyết áp hoặc sốc. Cận lâm sàng cho thấy các chỉ số viêm (CRP, tốc độ máu lắng, Ferritine, LDH, D – dimer) đều tăng cao. 50% bệnh nhân có giảm tiểu cầu ở thời điểm chẩn đoán bệnh. Hơn 2/3 các trường hợp có tổn thương tim mạch trên siêu âm tim bao gồm dãn động mạch vành, rối loạn chức năng thất trái và tràn dịch màng ngoài tim. Biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ hiếm gặp. Gần 50% các trẻ mắc MIS- C với thể giống Kawasaki. Điều trị bao gồm IVIG, Steroid, Aspirin, kháng đông tuỳ từng trường hợp. Không có ca nào tử vong và thời gian nằm viện trung bình 1 tuần. Kết luận: các trường hợp trẻ sau mắc COVID -19 từ 4 – 8 tuần có triệu chứng cần nghĩ đến bệnh lý MIS-C do biểu hiện lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn bệnh lý khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em (Bộ Y Tế) (2021)
2. N.T.N.Phung, T.T.Tran, T.H.Nguyen, T.M.T.Nguyen. Cardiovascular injury and clinical features of multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) related to Covid-19 in Vietnam. Pediatrics and Neonatology. 2022;63:569-574.
3. Centers for Disease Control and Prevention. Multisystem infammatory syndrome in children (MIS-C) associated with coronavirus disease 2019 (COVID-19). 2020.
4. Capone CA, Misra N, Ganigara M, et al. Six Month Follow-up of Patients With Multi-System Inflammatory Syndrome in Children. Pediatrics. 2021;148(4):e2021050973.
5. Chakraborty A, Johnson JN, Spagnoli J, et al. Long-Term Cardiovascular Outcomes of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children Associated with COVID-19 Using an Institution Based Algorithm. Pediatric Cardiology. 2023/02/01 2023;44(2): 367-380. doi:10.1007/ s00246-022-03020-w
6. Farooqi KM, Chan A, Weller RJ, et al. Longitudinal Outcomes for Multisystem Inflammatory Syndrome in Children. Pediatrics. Aug 2021;148(2)
7. Feldstein LR, Rose EB, Horwitz SM, et al. Multisystem Inflammatory Syndrome in U.S. Children and Adolescents. Jul 23 2020; 383(4):334-346.
8. Kaushik A, Gupta S, Sood M, Sharma S, Verma S. A Systematic Review of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children Associated With SARS-CoV-2 Infection. The Pediatric infectious disease journal. Nov 2020;39(11):e340-e346.
9. Loke YH, Berul CI, Harahsheh AS. Multisystem inflammatory syndrome in children: Is there a linkage to Kawasaki disease? Trends in cardiovascular medicine. Oct 2020;30(7):389-396.
10. Whittaker E, Bamford A, Kenny J, et al. Clinical Characteristics of 58 Children With a Pediatric Inflammatory Multisystem Syndrome Temporally Associated With SARS-CoV-2. Jama. Jul 21 2020;324(3):259-269.