ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHÚC MẠC Ở BỆNH NHI SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG THẨM PHÂN PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Huỳnh Thị Vũ Quỳnh 1,2,, Trần Nguyễn Minh Phúc1, Lương Thị Mỹ Tín 1
1 Bệnh viện Nhi đồng 2
2 Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) đang thẩm phân phúc mạc (TPPM), viêm phúc mạc (VPM) là một trong những biến chứng nghiêm trọng thường gặp nhất. Biến chứng này có thể gây ra mất chức năng phúc mạc, thất bại điều trị và gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhi TPPM. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm thống kê tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và kết quả điều trị VPM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Kết quả: Biến chứng VPM xảy ra ở 16 bệnh nhi trong 49 bệnh nhi STMGĐC đang TPPM (32,6%), với tổng cộng 29 đợt VPM. Tần suất VPM là 0,3 đợt/bệnh nhân-năm. Hầu hết VPM xảy ra sau năm đầu TPPM (79,3%). Triệu chứng thường gặp nhất là dịch xả đục (75,9%) và tác nhân cấy được nhiều nhất là Staphylococcus aureus (33%). Cefepim là kháng sinh khởi đầu thường dùng nhất (37,5%). Sau đợt VPM, tỉ lệ rút catheter TPPM, chuyển chạy thận nhân tạo, VPM lặp lại và VPM tái nhiễm lần lượt là 31,25%; 25%; 25% và 12%. Kết luận: VPM là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân STMGĐC đang TPPM, đặc biệt sau năm đầu điều trị với triệu chứng nổi bật là dịch xả đục. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại điều trị với tỉ lệ rút catheter TPPM và chuyển chạy thận nhân tạo cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy và cộng sự. Tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2022; 152(4):79-85.
2. Dotis J, Myserlis P, Printza N, et al. Peritonitis in children with automated peritoneal dialysis: a single-center study of a 10-year experience. Ren Fail. 2016; 38(7):1031-5.
3. Harambat J, Stralen KJ, Kim JJ, et al. Epidemiology of chronic kidney disease in children. Pediatr Nephrol. 2012; 27(3):363-73.
4. Kyong OL. Outcomes of peritonitis in children on peritoneal dialysis: a 25-year experience at Severance Hospital. Yonsei Med J.2013;54(4):983-9.
5. Li PK, Chow KM, Cho Y, et al. ISPD peritonitis guideline recommendations: 2022 update on prevention and treatment. Perit Dial Int. 2022; 42(2):110-153.
6. Nakwan N, Dissaneewate P, Lim A, et al. Peritoneal dialysis-related peritonitis in southern Thailand. Int J Artif Organs. 2008; 31(1):49-54.
7. Ploos AS, Noordzij M, Warady BA, et al. Renal replacement therapy for children throughout the world: the need for a global registry. Pediatr Nephrol. 2018; 33(5):863-871.
8. Saeed MA, Mohammed AA, Meshail AB, et al. Peritonitis in children on peritoneal dialysis: 12 years of tertiary center experience. Int J Pediatr Adolesc Med. 2021; 8(4):229–2