TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH SUY DINH DƯỠNG CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Trần Viết Lực 1,2,, Nguyễn Ngọc Tâm 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người bệnh cao tuổi nội trú và ngoại trú năm 2023. Người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng bộ công cụ MNA – SF (Mini Nutritional Assessment – short form). Tình trạng trầm cảm được xác định bằng hỏi bộ câu hỏi Geriatric Depression Scale (GDS-4). Kết quả:  Có 410 người bệnh cao tuổi được tuyển vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 76,3 ± 7,8 năm. Tỷ lệ nữ giới là 52,6%. Tỉ lệ trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi là 38,1%. Tỉ lệ này cao hơn ở nhóm ít có nguy cơ suy dinh dưỡng (13,8%). Theo thang đánh giá GDS-4, triệu chứng trầm cảm hay gặp nhiều nhất là không cảm thấy hạnh phúc trong phần lớn thời gian của mình (18,3%); tiếp đến là 14,0% người cao tuổi thường xuyên thấy chán nản, buồn bã; có 6% cảm thấy cuộc sống của mình trống rỗng và vô vọng. Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi là 38,1%. Cần sàng lọc thường quy tình trạng trầm cảm cho bệnh nhân có suy dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen CCH, Tang ST, Wang C, Huang GH. Trajectory and determinants of nutritional health in older patients during and six-month post-hospitalisation. J Clin Nurs. 2009;18(23):3299-3307. doi:10.1111/j.1365-2702.2009.02932.x
2. Volkert D, Beck AM, Cederholm T, et al. Management of Malnutrition in Older Patients-Current Approaches, Evidence and Open Questions. J Clin Med. 2019;8(7):974. doi:10.3390/jcm8070974
3. World Health Organization (WHO). Malnutrition. https://www.who.int/health-topics/ malnutrition
4. ASPEN. Malnutrition Older Adults Intervetion.
5. Ong S, Woo J, Parikh P, et al. Addressing nutritional requirements of ageing consumers in Asia-recommendations from an expert workshop. Asia Pac J Clin Nutr. 2019;28(2): 204-213. doi:10.6133/apjcn.201906_28(2).0001
6. Correia MITD, Waitzberg DL. The impact of malnutrition on morbidity, mortality, length of hospital stay and costs evaluated through a multivariate model analysis. Clin Nutr Edinb Scotl. 2003;22(3): 235-239. doi: 10.1016/ s0261-5614(02) 00215-7
7. Norman K, Pichard C, Lochs H, Pirlich M. Prognostic impact of disease-related malnutrition. Clin Nutr. 2008; 27(1):5-15. doi: 10.1016/ j.clnu.2007.10.007
8. Devoto G, Gallo F, Marchello C, et al. Prealbumin Serum Concentrations as a Useful Tool in the Assessment of Malnutrition in Hospitalized Patients. Clin Chem. 2006;52(12): 2281-2285. doi:10.1373/clinchem.2006.08036
9. Wei J, Fan L, Zhang Y, et al. Association Between Malnutrition and Depression Among Community-Dwelling Older Chinese Adults. Asia Pac J Public Health. 2018;30(2):107-117. doi:10.1177/101053951876063
10. Tran KV, Esterman A, Saito Y, et al. Factors Associated With High Rates of Depressive Symptomatology in Older People in Vietnam. Am J Geriatr Psychiatry Off J Am Assoc Geriatr Psychiatry. 2022;30(8): 892-902. doi:10.1016/ j.jagp.2022.02.007