ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH HO GÀ TẠI KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Ngô Anh Vinh 1,, Võ Mạnh Hùng 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ an

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh ho gà tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An năm 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 bệnh nhân được chẩn đoán ho gà theo tiêu chuẩn của Hội nghị ho gà toàn cầu năm 2011 điều trị nội trú tại khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Lứa tuổi dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 74%. Tất cả các trường hợp đều có biểu hiện ho (100%) với cơn ho kịch phát chiếm 95%, ho đỏ mặt, tím tái chiếm 68%. 13% trường hợp có bạch cầu tăng cao ≥ 30.103/ml, trong đó 52% trường hợp có số lượng bạch cầu lympho ≥ 70%. Về kết quả điều trị, hầu hết bệnh nhân tiến triển tốt (95%) với thời gian điều trị trung bình là 10,03 ± 8,3 ngày. Tỷ lệ có biến chứng chiếm 63% trong đó gặp nhiều nhất là viêm phổi (chiếm 46%). Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố: tuổi dưới 3 tháng, viêm phổi và bạch cầu máu ngoại vi tăng cao trên 30.103/mm³ là các yếu tố tiên lượng tình trạng ho gà nặng. Kết luận: Ho là dấu hiệu đặc trưng của bệnh ho gà gặp trong tất cả các trường hợp. Các yếu tố gồm tuổi dưới 3 tháng, viêm phổi và bạch cầu máu ngoại vi tăng cao trên 30.103/mm³ là các yếu tố có liên quan độc lập đến tình trạng ho gà nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takeuchi M, H Yasunaga, H Horiguchi, S Matsuda (2012). The incidence of pertussis hospitalizations among Japanese infants: excess hospitalizations and complications. Epidemiol Infect. 140(8), 1497-502.
2. Trần Minh Điển, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Trọng Thành và cộng sự (2015). Đặc điểm bệnh nhân ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015. Tạp chí y học dự phòng; 27(6). 69-76.
3. Berger JT, Joseph A Carcillo, Thomas P Shanley, et al (2013). Critical Pertussis Illness in Children, A Multicenter Prospective Cohort Study. Pediatric critical care medicine. 14(4), 356-65.
4. Lương Minh Hoà, Đỗ Thiện Hải, Đỗ Thị Thúy Nga và cộng sự (2019). Đánh giá kháng thể IgG kháng ho gà ở các bà mẹ có trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc và không mắc bệnh ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, năm 2017 - 2018. Tạp chí Y học Dự Phòng, 28 (4), 108 -114.
5. Cui Zhang, Yanmei Zong, Zhe Wang, et al (2022). Risk factors and prediction model of severe pertussis in infants < 12 months of age in Tianjin, China (2022). BMC Infect Dis; 22(1):24.
6. Cherry JD, Tan T, Wirsing von Konig CH, et al (2012). Clinical definitions of pertussis: Summary of a Global Pertussis Initiative roundtable meeting, February 2011. Clin Infect Dis; 54(12): 1756-64.
7. Narkeviciute I, Ema Kavaliunaite, Genovaite Bernatoniene, et al (2005). Clinical presentation of pertussis in fully immunized children in Lithuania. BMC Infect Dis; 5, 40.
8. Alberto E Tozzi, Lucilla Ra, Marta L Ciofi degli Atti, et al (2003). Clinical presentation of pertussis in unvaccinated and vaccinated children in the first six years of life. Pediatrics. 112(5):1069-75.
9. Mikelova LK, Scott A Halperin, David Scheifele, et al (2003). Predictors of death in infants hospitalized with pertussis: a case-control study of 16 pertussis deaths in Canada. J Pediatr. 143(5), 576-81.
10. Kathleen Winter, Kathleen Harriman, Jennifer Zipprich, et al (2012). California pertussis epidemic, 2010. J Pediatr. 161(6), 1091-6.