TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THU VÒM MŨI HỌNG ĐIỀU TRỊ HÓA – XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Phạm Thị Hồng Chiên 1,, Phạm Thành Linh 2, Phạm Thành Linh 2, Hoàng Thị Vân Anh 2
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh ung thư vòm mũi họng điều trị hóa – xạ trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 người bệnh ung thư vòm mũi họng điều trị hóa – xạ trị. Kết quả: 60% bệnh nhân thuộc phân loại suy dinh dưỡng theo phân loại BMI. 86,7% bệnh nhân có nguy cơ SDD theo PG-SGA (70% PG-SGA C và 16,7% PG-SGA B). Tỷ lệ SDD theo PG-SGA ở người bệnh đã hóa, xạ trị trên 30 ngày cao hơn nhóm trong 30 ngày (p<0,05). Đa số bệnh nhân có thói quen hút thuốc, uống rượu, ít ăn thịt trắng, hay ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thực phầm béo/dầu, ăn mặn, ít tiêu thụ rau xanh và trái cây. Kết luận: Tỷ lệ cao người bệnh SDD, nguy cơ SDD theo BMI và PG-SGA. Thời điểm hóa trị gần nhất có ảnh hưởng đến TTDD theo PG-SGA. Đa phần bệnh nhân có nhiều thói quen ăn uống có hại cho bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2019), Dinh Dưỡng Trong Dự Phòng và Điều Trị Ung Thư, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Gondhowiardjo S. A., Adham M., Kodrat H. et al (2019), "Current Immune-Related Molecular Approach in Combating Nasopharyngeal Cancer", World J Oncol. 10(4-5), 157-161.
3. Bourhis J, Etessami A and Lusinchi A (2005), "New trends in radiotherapy for head and neck cancer", Annals of oncology. 16, ii255-ii257.
4. Bourdel M.I., Blanc B.C, Doussau A. et al (2014), "Nutritional advice in older patients at risk of malnutrition during treatment for chemotherapy: a two-year randomized controlled trial", PloS one. 9(9), e108687.
5. Nguyễn Thị Lĩnh và Đinh Thị Thu Huyền (2023), "Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định", Tạp chí khoa học điều dưỡng. 6 (4), 61-67.
6. Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga và cộng sự (2019), "Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hoá sau 2 tháng điều trị hoá chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội", Tạp chí nghiên cứu y học. 120 (4), 1-8.
7. Nguyễn Thùy Linh (2021), Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
8. Silva FR, Oliveira MG, Souza, AS et al (2015), "Factors associated with malnutrition in hospitalized cancer patients: a croos-sectional study", Nutrition journal. 14(1), 1-8.
9. Kim Seong Rae, Kim Kyuwoong, Lee Sang Ah et al (2019), "Effect of red, processed, and white meat consumption on the risk of gastric cancer: an overall and dose–response meta-analysis", Nutrients. 11(4), 826.
10. Shah S. K., Sunuwar D. R. (2020), "Dietary Risk Factors Associated with Development of Gastric Cancer in Nepal: A Hospital-Based Case-Control Study". 2020, 5202946.