ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nguyễn Thị Bích Ngọc1,, Phạm Văn An 1
1 Bệnh Viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có đái tháo đường tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả: Nghiên cứu được tiến hành trên 236 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD, trong đó có 43 bệnh nhân đợt cấp COPD có ĐTĐ và 193 bệnh nhân đợt cấp COPD không có ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả: Tỉ lệ mắc ĐTĐ trong số Bệnh nhân COPD là 18.22%. Tuổi trung bình: 68.77 ± 8.91, nam: 76.7%, nữ: 23.3%. Số đợt cấp/năm: 2.67 ± 2.08, bệnh nhân có số từ 2 đợt cấp/năm 79.1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có ĐTĐ. Khí máu pH: 7.36 ± 0.08, pCO2:58.24 ± 17.35, HOC3: 32.78 ± 6.5,xấu hơn so với nhóm không ĐTĐ. CRP: 58.61 ± 65.63 mg/l, Procalcitonin: 0.48 ± 0.66 ng/ml. 58% BN phải sử dụng insulin để kiểm soát đường máu. 77% phải thay đổi phác đồ điều trị ĐTĐ. Tỉ lệ phải thở máy: 39.5%, tỉ lệ cần nhập khoa cấp cứu/HSTC: 44.2% cao hơn có ý nghĩaso với nhóm không ĐTĐ.Thời gian nằm viện trung bình: 17.47 ± 12.25 ngày. Tỉ lệ tử vong, nặng xin về: 16.3% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không ĐTĐ. Kết luận: Đái tháo đường làm nặng hơn các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GOLD. (2017). Global Strategy for diagnosis management and prevention of COPD.
2. Đinh Ngoc Sỹ (2009). Dịch tễ học COPD ở Việt Nam và các biện pháp phòng và điều trị, Đề tài Cấp Nhà nước KC10.06-10
3. Q. J. C. Ehrlich SF, Van Den Eeden SK, Shan J, Ferrara A, (2010). Patients diagnosed with diabetes are at increased risk for asthma, chronic obstructive pulmonary disease, pulmonary fibrosis, and pneumonia but not lung cancer. Diabetes Care., 33(1), 55–60.
4. G. S. Lange P1, Kastrup J, Mortensen J, (1989). Diabetes mellitus, plasma glucose and lung function in a cross-sectional population study. Eur Respir J, 2(1), 14-19.
5. K. M. Davis WA, Kendall P, Grange V, Davis TM, Fremantle DS...;: (2004). Glycemic exposure is associated with reduced pulmonary function in type 2 diabetes: the Fremantle Diabetes Study. Diabetes Care., 27(3), 752–757.
6. M. I. Lee CT, Lin CH, Lin SH, Hsieh MC, (2013). Chronic obstructive pulmonary disease: a risk factor for type 2 diabetes: a nationwide population-based study. Eur J Clin Invest., 43(11), 1113–1119.
7. B. E. E. R. M. Wells CE (2013). Metabolic syndrome and European Respiratory Monograph 59: COPD and Comorbidity. 59, 117–134.
8. GOLD (2015). Global Strategy for Diognosis Mamagement and Prevention of COPD.
9. American Diabetes Association (2015). Standards Of Medical Care in Diabetes., Diabetes Care Volume 38,, Supplement 1,.
10. Anthonisen NR et al (1987). Antibiotic theraphy in exacerbation of COPD. Ann Inter Med, 106, 196 - 204.