THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN DO THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN

Ngô Thị Hiếu 1,, Hoàng Hà1, Nguyễn Trường Giang 2
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Phổi Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân có tổn thương gan do thuốc lao tại bệnh viện Phổi Thái Nguyên  năm 2022-2023. Xác định một số yếu tố liên quan tới bệnh nhân có tổn thương gan do thuốc lao. Đối tượng: Bệnh nhân điều trị lao bằng phác đồ A1 và B1 từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023. Phương pháp: Mô tả; chọn mẫu thuận tiện có chủ đích. Cỡ mẫu thu được 40 bệnh nhân. Xử lý số liệu theo thống kê Y học. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 49,93± 16,5. Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 65,0% và 35,0% bệnh nhân nữ; trong đó 27 bệnh nhân điều trị lao phổi, 13 bệnh nhân điều trị lao ngoài phổi. Bệnh nhân tổn thương gan do thuốc điều trị lao bao gồm dấu hiệu mệt mỏi (n = 33), chán ăn (n = 18), sốt (n = 14), phát ban (n= 10). Các biểu hiện lâm sàng của chán ăn, sốt thường gặp hơn ở bệnh nhân tổn thương gan mức độ 3 - 4 cao hơn mức độ 1 - 2 và sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan do thuốc bao gồm tuổi cao, tiền sử uống rượu và mắc bệnh gan nguyên phát, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.  Kết luận: Nghiên cứu 40 bệnh nhân điều trị lao ở bệnh viện Phổi Thái Nguyên cho thấy chủ yếu tổn thương gan mức độ 1-2, các biểu hiện lâm sàng thường gặp tổn thương gan mức độ 3-4, một số yếu tố như tuổi, thể trạng gầy, tiền sử uống rượu và mắc bệnh gan nguyên phát có kết quả tổn thương gan do thuốc điều trị lao cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao, Quyết định 1314.
2. Lương Tiến Dũng, (2017), "Khảo sát độc tính trên gan của bệnh nhân khi dùng thuốc điều trị lao bằng phác đồ A1 tại Bệnh viện 71 Trung Ương", Luận văn chuyên khoa 1, trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Phan Thị Đào Hạnh và Cs, (2019), nghiên cứu phản ứng có hại của thuốc lao điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh giai đoạn 11/2016 - 4/2019. Báo cáo ADR, sở Y tế Hà Tĩnh.
4. Lê Thị Luyến, (2020), Bệnh lao, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Hong Zhao, Yangbing Wang, Ting Zhang, Qi Wang and Wen Xie, (2020), Drug-Induced Liver Injury from Anti-Tuberculosis Treatment: A Retrospective Cohort Study. Published online 2020 Mar 7. Prepublished online 2020 Jan 22. doi: 10. 12659/MSM.920350.
6. Anand AC, Seth AK, Paul M, Puri P. Rík factor of hepatotoxicity during anti-tuberculosis treatment. Med J Armed Forces India. 2006; 62: 45-49.
7. Globan Tuberculosis report 2022, Geneva: World Health Organnization, 2022.
8. Tweed CD, Wills GH, Crook AM & Cs. (2018) " Liver toxicity associated with tuberculosis chemotherapy in the REMoxTB study". Tweed et al BMC Med. 2018; 16:46
9. Shuting, Yanwan Shangguan & Cs, (2020), “ Rík factor for acute liver failure among inpatients with anti-tuberculosis drug-induced liver inju”, J Int Med Res. 2020 Jan;48(1): Epub 2018 Nov 26.