CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG TIM TRÊN BỆNH NHI HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG LIÊN QUAN ĐẾN COVID-19

Hoàng Quốc Tưởng 1,, Lê Minh Hiếu 2, Vũ Thị Thùy Trang 2, Phan Đại Bằng 2, Nguyễn Thị Ngọc Phượng 2
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm các tổn thương tim mạch, các yếu tố liên quan cũng như diễn tiến tổn thương tim mạch 12 tuần sau xuất viện trên bệnh nhi có hội chứng viêm đa hệ thống liên quan đến Covid -19 (MIS-C) tại khoa tim mạch khớp bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả 105 ca được chẩn đoán MIS- C nhập viện điều trị tại khoa tim mạch khớp bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 11/2021 đến hết tháng 3/2022. Kết quả: Tỉ lệ tổn thương tim mạch trên bệnh nhân MIS-C chiếm 2/3 các trường hợp: trong đó dãn mạch vành (42,8%), rối loạn chức năng thất trái (24,8%), tràn dịch màng ngoài tim (9,5%). Rối loạn hệ dẫn truyền với kéo dài khoảng PR chỉ có 3 trường hợp. Tình trạng giảm tiểu cầu lúc chẩn đoán được ghi nhận có liên quan đến tổn thương tim mạch. 50% các trường hợp tổn thương tim mạch hồi phục (trong đó rối loạn chức năng thất trái hồi phục hoàn toàn). Tỉ lệ bệnh nhân tái khám sau 2 tuần, 1 tháng và 12 tuần xuất viện giảm dần (97,1% so với 58,1%). Một số trường hợp tổn thương động mạch vành kéo dài sau 12 tuần theo dõi. Tuy nhiên, tràn dịch màng ngoài tim và rối loạn chức năng thất trái hồi phục trong quá trình theo dõi 12 tuần. Kết luận: Giảm tiểu cầu lúc chẩn đoán được xác định có liên quan đến tổn thương tim trong MIS-C. Các tổn thương tim mạch trong MIS-C đa số hồi phục sau 12 tuần theo dõi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em (Bộ Y Tế) (2021).
2. N.T.N.Phung, T.T.Tran, T.H.Nguyen, T.M.T.Nguyen. Cardiovascular injury and clinical features of multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) related to Covid-19 in Vietnam. Pediatrics and Neonatology. 2022;63:569-574.
3. Awasthi P, Kumar V, Naganur S, et al. Multisystem Inflammatory Syndrome in Children: Follow-Up of a Cohort from North India. The American journal of tropical medicine and hygiene. Feb 16 2022;106(4):1108-12.
4. Capone CA, Misra N, Ganigara M, et al. Six Month Follow-up of Patients With Multi-System Inflammatory Syndrome in Children. Pediatrics. 2021;148(4):e2021050973.
5. Chakraborty A, Johnson JN, Spagnoli J, et al. Long-Term Cardiovascular Outcomes of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children Associated with COVID-19 Using an Institution Based Algorithm. Pediatric Cardiology. 2023/02/01 2023;44(2):367-380.
6. Feldstein LR, Tenforde MW, Friedman KG, et al. Characteristics and outcomes of US children and adolescents with multisystem infammatory syndrome in children (MIS-C) compared with severe acute COVID-19. Jama. 2021;325(11): 1074–1087.
7. Loke YH, Berul CI, Harahsheh AS. Multisystem inflammatory syndrome in children: Is there a linkage to Kawasaki disease? Trends in cardiovascular medicine. Oct 2020;30(7):389-396.
8. Valverde I, Singh Y, Sanchez-de-Toledo J, et al. Acute cardiovascular manifestations in 286 children with multisystem infammatory syndrome associated with COVID-19 infection in Europe. Circulation. 2021;143(1):21–32.
9. Whittaker E, Bamford A, Kenny J, et al. Clinical Characteristics of 58 Children With a Pediatric Inflammatory Multisystem Syndrome Temporally Associated With SARS-CoV-2. Jama. Jul 21 2020;324(3): 259-269. doi:10.1001/ jama.2020.10369