ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHÚ QUỐC NĂM 2023

Lê Đặng Thành Công1, Đinh Quốc Nhật 2, Nguyễn Việt Phương 2, Nguyễn Xuân Khái 2,, Hoàng Xuân Cường 2, Nguyễn Huy Hoàng 3
1 Trung tâm Y tế Phú Quốc
2 Học viện Quân y
3 Bệnh viện Quân y 109

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh SXHD tại Trung tâm y tế Phú Quốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 777 bệnh nhân (BN) được được chẩn đoán xác định bệnh sốt xuất huyết Dengue điều trị tại Trung tâm y tế Phú Quốc từ tháng 1/2023-12/2023. Kết quả: Về đặc điểm dịch tễ: Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ với tỷ lệ 62,42%. Nhóm BN có độ tuổi dưới 30 là chủ yếu, độ tuổi 10 -<20 chiếm đa số với tỷ lệ là 28,93%. Các xã, phường khác nhau có tỷ lệ mắc khác nhau. TT Dương Đông có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 42,34%. Về lâm sàng: trong 777 BN SXHD tham gia nghiên cứu có 9,43% mắc SXHD có dấu hiệu cảnh báo và 1,89% SXHD nặng. Có đến 51,57% sốt cao trên 39°C, 69,18% BN đều có dấu hiệu xuất huyết, gan to là 1,26%, 1,89% BN bị Sốc. Một số triệu chứng lâm sàng được ghi nhận: đau đầu 61%, buồn nôn 34,59%, đau khớp 35,85%, đau bụng 16,98%, mệt mỏi 34,59% và tiêu chảy là 6,92%. Kết quả điều trị: thời gian điều trị trung bình là 5,28 ±1,86 ngày; không có BN tái sốc và có 5 BN nào truyền máu 02 lần quá trình điều trị. có 743 (95,62%) BN khỏi sau khi điều trị và 34 (4,38%) BN nặng chuyển tuyến. Kết luận: Qua nghiên cứu nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ, chủ yếu gặp ở nhóm tuổi từ 10 -<20. Tỷ lệ mắc ở các xã vùng ven các khu công nghiệp, tập trung đông dân luôn cao hơn các xã khác. Số ca mắc SXHD thường tăng cao vào các tháng cuối năm. BN SXHD nặng chiếm tỷ lệ nhỏ. Dấu hiệu lâm sàng của BN khá đa dạng và tỷ lệ điều trị bệnh cao khỏi cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO Regional Office for South-East Asia. (2011), "Comprehensive Guideline for Prevention and Control of Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever. Revised and expanded edition", pp.
2. Bộ y tế (2019). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, Ban hành theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, https://emedicine. medscape.com/article/386808-overview.
3. W. Fukushima, M. Fujioka, T. Kubo. et al. (2010), "Nationwide epidemiologic survey of idiopathic osteonecrosis of the femoral head". Clin Orthop Relat Res, 468(10), pp. 2715-24.
4. Nguyễn Văn Minh (2019), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.".
5. Lê Thị Lựu (2010), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị BN sốt xuất huyết tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên 2009-2010", (85), pp. 83-89.
6. Ngô Văn Truyền , Đoàn Văn Quyền (2014), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và các yếu tố tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.". Tạp chí y học thực hành, Tập 902 (số 1), pp. 25-29.
7. Nguyễn Việt Thu Trang (2015), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn tại khoa Nhiễm Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ". Tạp chí Y Dược Cần Thơ, pp. 1-7.