KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM VI SINH Ở BỆNH NHÂN GHÉP GIÁC MẠC ĐƯỢC CHIẾU TIA GAMMA

Dương Nguyễn Việt Hương1,, Nguyễn Thị Trúc Mai 2, Phạm Nguyên Huân 2, Lâm Minh Vinh 2, Vũ Thị Việt Thu 2, Võ Quang Minh 1, Võ Thị Hoàng Lan 1
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các phương pháp xét nghiệm vi sinh ở bệnh nhân ghép giác mạc được chiếu tia gamma. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 33 mắt ghép của 33 bệnh nhân ghép giác mạc được chiếu tia gamma từ tháng 11/2018 đến tháng 08/2023 tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Các kỹ thuật cận lâm sàng để xác định tác nhân vi sinh được thực hiện gồm: soi tươi, nuôi cấy, phản ứng khuếch đại gen đa mồi (PCR, Polymerase Chain Reaction), và giải phẫu bệnh. Kết quả: Có 3 nhóm tác nhân gây viêm loét giác mạc bao gồm nấm (22 mắt), vi khuẩn (6 mắt), herpes simplex virus típ 1 (5 mắt). Trong đó, 1 mắt nhiễm microsporidia được xếp vào nhóm nấm. Về thời gian có kết quả, soi tươi có kết quả sau 30 phút; nuôi cấy có kết quả trung bình sau 3,0 ± 1,0 ngày (dao động từ 2 đến 7 ngày); PCR sau 1,6 ± 0,6 ngày (dao động từ 1 đến 3 ngày); và giải phẫu bệnh sau 8,5 ± 3,3 ngày (dao động từ 5 đến 15 ngày). Sự khác biệt về thời gian có kết quả của các phương pháp cận lâm sàng có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Nấm được chẩn đoán chủ yếu dựa vào soi tươi và giải phẫu bệnh, với tỷ lệ lần lượt là 76,2% và 66,7%. Trong đó, microsporidia được chẩn đoán dựa vào PCR. Vi khuẩn được chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng, với tỷ lệ 100,0%. HSV-1 được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, với tỷ lệ 60,0%; và 40,0% được chẩn đoán bằng PCR. Kết luận: Xét nghiệm vi sinh là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán xác định tác nhân nhiễm trùng, giúp tối ưu hoá hiệu quả phẫu thuật ghép giác mạc trong điều trị viêm loét giác mạc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wee SW, Choi SU, Kim JC. Deep anterior lamellar keratoplasty using irradiated acellular cornea with amniotic membrane transplantation for intractable ocular surface diseases. Korean J Ophthalmol. 2015;29(2):79-85.
2. Trần Ngọc Huy. Khảo sát tác nhân viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú chuyên ngành Nhãn khoa. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. 2020
3. Lin L, Lan W, Lou B, et al. Genus Distribution of Bacteria and Fungi Associated with Keratitis in a Large Eye Center Located in Southern China. Ophthalmic Epidemiol. 2017;24(2):90-96.
4. Nguyễn Thị Quỳnh Như. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn". Luận văn thạc sĩ Y học chuyên ngành Nhãn khoa. Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. 2014
5. Kim E, Chidambaram J D, Srinivasan M, Lalitha P, et al. Prospective comparison of microbial culture and polymerase chain reaction in the diagnosis of corneal ulcer. Am J Ophthalmol. 2008;146(5): 714-723.
6. Eleinen K G, Mohalhal A A, Elmekawy H E, Abdulbaki A M, et al. Polymerase chain reaction-guided diagnosis of infective keratitis - a hospital-based study. Curr Eye Res. 2012;37(11): 1005-1011.
7. Younger JR, Johnson RD, Holland GN, et al. Microbiologic and histopathologic assessment of corneal biopsies in the evaluation of microbial keratitis. Am J Ophthalmol. 2012;154(3):512-519.e2.
8. Hudson J, Al-Khersan H, Carletti P, Miller D, Dubovy SR, Amescua G. Role of corneal biopsy in the management of infectious keratitis. Curr Opin Ophthalmol. 2022;33(4):290-295.
9. Phạm Hùng Vân. PCR và realtime-PCR Các vấn đề cơ bản và các áp dụng thường gặp. Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; 2009.
10. Pramod NP, Thyagarajan SP, Mohan KV, Anandakannan K. Polymerase chain reaction in the diagnosis of herpetic keratitis: experience in a developing country. Can J Ophthalmol. 2000; 35(3):134-140.