BIỂU HIỆN Ki-67 TRONG UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT

Nguyễn Đức Tuấn 1,, Nguyễn Thị Hồng 2, Bùi Xuân Trường 3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng biểu hiện Ki-67 có liên quan với mô bệnh học, mức độ ác tính và tiên lượng xấu của ung thư tuyến nước bọt (TNB). Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát liên quan giữa mức độ biểu hiện Ki-67 và lâm sàng, mô bệnh học của ung thư TNB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả 111 ca ung thư TNB đã khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017. Kết quả: Biểu hiện Ki-67 ở nữ cao hơn nam (trung vị 3,7% so với 3,3%). Biểu hiện Ki 67 có sự khác biệt theo nhóm tuổi, cụ thể tỷ lệ cao hơn ở nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên (trung vị 4,2% ở nhóm 40-59 tuổi và 7,3% ở nhóm ≥ 60 tuổi). Biểu hiện Ki-67 ở ung thư TNB chính cao hơn ở TNB phụ. Bướu nhỏ T1, T2 có biểu hiện Ki-67 (3,1% và 2,3%) thấp hơn so với bướu T3, T4 (3,6% và 5,7%). Bướu có di căn xa biểu hiện Ki-67 cao hơn rất nhiều so với bướu không phát hiện di căn (26,5% và 3,4%). Nhóm ca di căn hạch (N1 và N2) có biểu hiện Ki-67 cao hơn đáng kể so với nhóm không có hạch dương tính (17,9% và 13,8% so với 2,8%). Ngoài ra, bướu ở giai đoạn IV có biểu hiện Ki-67 cao hơn (5,8%) các ca ở giai đoạn I (3,1%), giai đoạn II (2,1%) và 3 (2,3%). Xét về phân loại mô học, nhóm có biểu hiện Ki-67 cao là carcinôm bọc dạng tuyến, carcinôm nhầy bì, cá biệt có một ca carcinôm từ bướu hỗn hợp có tỷ lệ biểu hiện lên tới 67%. Kết luận: Ki-67 có thể phản ánh mức độ tiến triển lâm sàng, mức độ ác tính mô bệnh học và tiên lượng ung thư TNB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ben-Izhak O., Akrish S., Nagler R. M. (2008), "Ki-67 and salivary cancer", Cancer Invest, Vol.26(10), pp.1015-23.
2. Bussari S., et al. (2018), "Immunohistochemical Detection of Proliferative Marker Ki-67 in Benign and Malignant Salivary Gland Tumors", J Contemp Dent Pract, Vol.19(4), pp.375-383.
3. John K. C. C. (2017), WHO Classification of Head and Neck Tumours, International Agency for Research on Cancer, 4th Edition, pp.347.
4. Kaza Suma, et al. (2016), "Ki-67 Index in Salivary Gland Neoplasms", Vol.66, pp.1-71.
5. Larsen S. R., et al. (2012), "Prognostic significance of Ki-67 in salivary gland carcinomas", J Oral Pathol Med, Vol.41(8), pp.598-602.
6. Park S., et al. (2016), "VEGF and Ki-67 Overexpression in Predicting Poor Overall Survival in Adenoid Cystic Carcinoma", Cancer Res Treat, Vol.48(2), pp.518-26.
7. Parkin D. M., et al. (2002), Cancer Incidence in Five Continents, International Agency for Research on Cancer, France, pp.781.
8. To V. S., et al. (2012), "Review of salivary gland neoplasms", ISRN Otolaryngol, Vol.2012, pp.872982.