ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH VÀ DI CĂN HẠCH GIẢI PHẪU BỆNH CỦA UNG THƯ TẾ BÀO GAI HỐC MIỆNG

Trương Hải Ninh 1,, Nguyễn Thị Hồng 2, Đặng Huy Quốc Thịnh 3, Thái Thanh Trúc 1
1 Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu. Xác định các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư tế bào gai hốc miệng (UTHM) và phân tích mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch giải phẫu bệnh với các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh của UTHM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích trên 157 trường hợp UTHM về các đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trước và sau phẫu thuật. Kết quả: UTHM gặp ở nam nhiều hơn nữ. Mặc dù lưỡi vẫn là vị trí phổ biến nhất nhưng vị trí xảy ra ung thư khác nhau giữa nam và nữ (p<0,001). Đa số (73,9%) phát hiện ở giai đoạn trễ. Tỉ lệ di căn hạch giải phẫu bệnh là 56,3%, cao hơn tỉ lệ di căn hạch lâm sàng (38,9%) và có liên quan nhau (p<0,001). Di căn hạch giải phẫu bệnh liên quan với grade mô học (p<0,001), độ sừng hóa (p=0,013), dị dạng nhân (p=0,019), chỉ số phân bào (p=0,017), kiểu xâm lấn (p=0,006) và độ xâm lấn (p=0,043). Bướu grad 2-3 và kiểu xâm lấn nhóm nhỏ dưới 15 tế bào cho nguy cơ di căn hạch cao nhất, gấp 3,4 đến 3,8 lần. Kết luận: Ngoài di căn hạch lâm sàng, các yếu tố giải phẫu bệnh bao gồm grade mô học, độ sừng hóa, dị dạng nhân, phân bào, kiểu xâm lấn và độ xâm lấn có thể là những yếu tố gợi ý cho tình trạng di căn hạch giải phẫu bệnh của UTHM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cancer, I. A. F. R. O. (2020). Cancer Today: Estimated number of new cases in 2020, worldwide, both sexes, all ages (excl. NMSC). https://gco.iarc.fr/today/online-analysis-table?v= 2020&mode=cancer&mode_...
2. Cariati P, Martinez Sahuquillo Rico A, Ferrari L, et al. Impact of histological tumor grade on the behavior and prognosis of squamous cell carcinoma of the oral cavity. J Stomatol Oral Maxillofac Surg. 2022;123(6):e808-e813.
3. Caudell JJ, Gillison ML, Maghami E, et al. NCCN Guidelines® Insights: Head and Neck Cancers, Version 1.2022. J Natl Compr Canc Netw. 2022;20(3):224-234.
4. Ferreira E Costa R, Leão MLB, Sant'Ana MSP, et al. Oral Squamous Cell Carcinoma Frequency in Young Patients from Referral Centers Around the World. Head Neck Pathol. 2022;16(3):755-762.
5. Kähling C, Langguth T, Roller F, et al. A retrospective analysis of preoperative staging modalities for oral squamous cell carcinoma. J Craniomaxillofac Surg. 2016;44(12):1952-1956.
6. Mishra A, Das A, Dhal I, et al. Worst pattern of invasion in oral squamous cell carcinoma is an independent prognostic factor. J Oral Biol Craniofac Res. 2022;12(6):771-776.
7. Okada Y, Mataga I, Katagiri M, Ishii K. An analysis of cervical lymph nodes metastasis in oral squamous cell carcinoma. Relationship between grade of histopathological malignancy and lymph nodes metastasis. Int J Oral Maxillofac Surg. 2003;32(3):284-288.
8. Tomo S, de Castro TF, Araújo WAF, et al. Influence of different methods for classification of lymph node metastases on the survival of patients with oral squamous cell carcinoma. J Stomatol Oral Maxillofac Surg. 2023;124(2):101311.