TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

Ngô Viết Lộc1,, Nguyễn Văn Thịnh 2, Nguyễn Thị Kiều Khanh 1, Nguyễn Hữu Duân 3
1 Trường Ðại học Y - Dược, Đại học Huế
2 Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
3 Trung tâm Y tế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhiều nghiên cứu về tình hình bệnh tật và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi đã được tiến hành, nhưng vẫn còn ít nghiên cứu về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính của người cao tuổi. Mục tiêu: Mô tả tình hình bệnh mạn tính ở người cao tuổi tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ y tế khám chữa bệnh mạn tính và một số yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 460 người cao tuổi tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Sử dụng test χ2 với mức ý nghĩa a = 0.05 để tìm ra các yếu tố liên quan giữa việc sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính của đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính ở đối tượng nghiên cứu là 61,7%. Bệnh viện là nơi được đa số các đối tượng chọn khám bệnh mạn tính định kỳ chiếm 51,1% và có 19,7% người không khám bệnh mạn tính. Tình trạng hôn nhân, thu nhập chính của đối tượng nghiên cứu có liên quan đến việc có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính khi tái phát (p < 0,05). Kết luận: Dựa vào kết quả tìm được, cần có các hành động và biện pháp thích hợp nhằm phát huy vai trò người cao tuổi; tăng cường nguồn lực trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Trung Kiên (2014), Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
2. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn (2018), Nghiên cứu thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại xã Nông Thượng, Thành phố Bắc Kạn năm 2017.
3. Nguyễn Minh Thành (2011), Nghiên cứu tình hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan của ngưòi cao tuổi tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy (2017), Báo cáo số 567/BC-YTST ngày 29/12/2017 về việc kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi năm 2017 trên địa bàn huyện Sa Thầy.
5. Nguyễn Đình Tuấn (2014), Một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo ở nước ta hiện nay.
6. Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (2012), Điều tra về người cao tuổi Việt Nam năm 2011. Kết quả chủ yếu, VNCA, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Xuân (2018), Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi ở khu vực miền núi Tây Bắc hiện nay, Luận văn Thạc sỹ xã hội học.
8. Stephen Ojiambo Wandera (2015), “Prevalence and risk factors for self-reported non-communicable diseases among older Ugandans: a cross-sectional study”, Global Health Action, 8: 27923.
9. United Nations (2007), World economic and social survey 2007.