PHẪU THUẬT GHÉP DA ĐIỀU TRỊ KHUYẾT PHẦN MỀM VÙNG BÀN TAY DO RẮN HỔ MANG CẮN

Tạ Thị Hồng Thúy 1,2,, Nguyễn Thị Vân 1, Phạm Thị Việt Dung1,2
1 Bệnh Viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả tạo hình che phủ khuyết tổn phần mềm vùng bàn tay do rắn hổ mang cắn bằng phương pháp ghép da. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 21 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn vùng bàn tay có tổn khuyết được tạo hình che phủ bằng phương pháp ghép da tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch mai từ 01/2022 đến 07/2023. Kết quả: Vị trí bị rắn hổ mang cắn ở ngón tay11/21 bệnh nhân (52.4%) và mu bàn tay 10/21 bệnh nhân (47.6%). Hầu hết bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn chỉ hoại tử khu trú tại vùng bị cắn 15/21 bệnh nhân (71.4%), 6/21 bệnh nhân (28.6%) có thêm tổn thương lan toả về phía trung tâm. 4/21 bệnh nhân (19.05%) được cắt lọc và ghép da 1 thì, thời gian nằm viện trung bình 18.5 ngày. Trong đó, 3/4 bệnh nhân da ghép sống hoàn toàn và 1 bệnh nhân da ghép bám kém, mép vết mổ chậm liền. 17/21 bệnh nhân (80.95%) được phẫu thuật ghép da thì 2 sau cắt lọc và đặt hệ thống hút áp lực âm, thời gian nằm viện trung bình 23.6 ngày, có 10/17 bệnh nhân da ghép sống hoàn toàn, 5/17 bệnh nhân da ghép sống 80% và 2 bệnh nhân da ghép bám kém, mép vết mổ chậm liền. Kết luận: Đa phần những khuyết tổn do rắn hổ mang cắn sau cắt lọc cần phải chăm sóc để chuẩn bị nền cho phẫu thuật ghép da. Phẫu thuật ghép da là phương pháp đơn giản mà khả năng che phủ tốt đối với những tổn thương rộng, không tổn thương gân xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Xuân Quý (2018), Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học của thương tổn tại chỗ và mô mềm do rắn hổ mang cắn, Luận văn thạc sỹ HSCC.
2. Bozkurt M., Kulahci Y., Zor F., et al. (2008). The management of pit viper envenomation of the hand. Hand N Y N, 3(4), 324–331.
3. Nguyễn Kim Sơn (2000). Rắn Hổ Cắn, Cẩm Nang Cấp Cứu. Nhà Xuất Bản Học.
4. Ince B, Gundeslioglu AO. The management of viper bites on the hand. J Hand Surg Eur Vol. 2014;39(6):642-646.
5. Panda SK, Padhi L, Sahoo G. Oral bacterial flora of Indian cobra (Naja Naja) and their antibiotic susceptibilities. Heliyon. 2018 Dec 17;4(12): e01008.
6. Rha J.H., Kwon S.M., Oh J.R., et al. (2015). Snakebite in Korea: A Guideline to Primary Surgical Management. Yonsei Med J, 56(5), 1443.
7. Grace TG, Omer GE. The management of upper extremity pit viper wounds. J Hand Surg Am. 1980; 5(2): 168-177. doi: 10.1016/ s0363-5023(80) 80149-3.