CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Nguyễn Hà Phương1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2,, Đỗ Châu Việt 3
1 Bệnh viện TP. Thủ Đức
2 Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1
3 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Lọc máu liên tục cần thiết cho bệnh nhi sốt xuất huyết dengue có tổn thương các cơ quan. Nghiên cứu này khảo sát các chỉ định lọc máu và kết quả của phương pháp lọc máu liên tục ở trẻ sốt xuất huyết dengue. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu mô tả chỉ định và kết quả của 40 trẻ sốt xuất huyết dengue nặng được lọc máu liên tục tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2017 đến 31/12/2021.  Kết quả: chỉ định lọc máu: 67,5% bệnh nhi chỉ định lọc máu liên tục là do tổn thương thận cấp, 27,5% quá tải dịch và tổn thương cơ quan nhưng không tổn thương thận cấp, 2 trường hợp (5,0%) bệnh nhân được lọc máu liên tục do suy gan cấp, toan chuyển hóa kéo dài. Tỉ lệ tử vong là 50%. Kết quả lọc máu: không có sự khác biệt giữa các đặc điểm dịch tễ học giữa nhóm sống và nhóm tử vong. Trong 6 giờ đầu sau khi tiến hành lọc máu, Glasgow không cải thiện ở cả 2 nhóm sống và tử vong. Điểm Glasgow có cải thiện thời điểm 24 giờ sau khi bắt đầu lọc máu ở nhóm sống nhưng không cải thiện ở nhóm tử vong thời điểm 24 giờ sau khi bắt đầu lọc máu.  Trong 6 giờ đầu sau lọc máu điểm PRISM cải thiện ở cả 2 nhóm và khác biệt thời điểm này giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên thời điểm 24 giờ sau khi bắt đầu lọc máu điểm PRISM chỉ cải thiện ở nhóm sống. Các xét nghiệm đa số cải thiện trong 24 giờ đầu lọc máu ngoại trừ Bilirubin máu và ở thời điểm 24 giờ sau lọc máu men gan, NH3, lactate máu, pH và HCO3- máu giữa hai nhóm sống và tử vong khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nhóm sống có thời gian nằm khoa hồi sức lâu hơn nhóm tử vong và khác biệt này có nghĩa thống kê (P<0,05). Số lần lọc máu tối thiểu 1 chu kỳ và nhiều nhất là 12 chu kỳ. Kết luận: 67,5% bệnh nhân được lọc máu do tổn thương thận, 32,5% bệnh nhân được lọc máu không do tổn thương thận. Tỷ lệ tử vong là 50,0%. Thang điểm PRISM III cải thiện sau 24 giờ lọc máu ở nhóm sống so với nhóm tử vong. Lactate máu, HCO3- cải thiện sau 24 giờ lọc máu ở nhóm sống so với nhóm tử vong. Nhóm sống có thời gian nằm khoa hồi sức lâu hơn nhóm tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Quang, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, và cộng sự (2015), "Lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan ở trẻ em tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(3), 63-74.
2. Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Quang, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, và cộng sự (2016), "Kết quả lọc máu liên tục trong điều trị sốc sốt xuất huyết dengue biến chứng suy đa cơ quan tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2004-2016", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(4), 7-15.
3. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2014), "Khảo sát chỉ định, cơ chế và liều lọc máu liên tục trong nhiễm khuẩn huyết trẻ em", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(4), 224-31.
4. Goldstein SL, Somers MJ, Baum MA, Symons JM, Brophy PD, Blowey D, et al. (2005), "Pediatric patients with multi-organ dysfunction syndrome receiving continuous renal replacement therapy", Kidney Int, 67(2), 653-8.
5. Ronco C, Bellomo R, Kellum J, Ricci Z (2018), "Continuous renal replacement therapy", Elsevier, 987-93.
6. Mirza S, Malik L, Ahmed J, Malik F, Sadiq H, Ali S, et al. (2020), "Accuracy of Pediatric Risk of Mortality (PRISM) III Score in Predicting Mortality Outcomes in a Pediatric Intensive Care Unit in Karachi", Cureus, 12(3), e7489.
7. Ronco C, Bellomo R, Homel P, Brendolan A, Dan M, Piccinni P, et al. (2000), "Effects of different doses in continuous veno-venous haemofiltration on outcomes of acute renal failure: a prospective randomised trial", Lancet, 356(9223), 26-30.
8. Modem V, Thompson M, Gollhofer D, Dhar AV, Quigley R (2014), "Timing of continuous renal replacement therapy and mortality in critically ill children", Critical care medicine, 42(4), 943-53.