ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH KAWASAKI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Ngô Anh Vinh 1,, Nguyễn Văn Nam 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Kawasaki và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Kawasaki điều trị ở Bệnh viện sản nhi Nghệ An từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2021. Kết quả: Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt liên tục ≥ 5 ngày, ban đỏ da, biến đổi khoang miệng (đều gặp 100% các trường hợp). Thể bệnh chủ yếu là thể điển hình (93,5%). Hầu hết bệnh nhân có số lượng bạch cầu máu tăng (67,7%), tốc độ máu lắng tăng (75%), CRP tăng (80%). Tổn thương động mạch vành chiếm 38,7%, trong đó tổn thương động mạch vành trái là 50%, động mạch vành phải là 33,3% và cả 2 động mạch vành là 16,7%. Kết quả phân tích đa biến cho thấy, nồng độ CRP và albumin là những yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ tổn thương động mạch vành. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt kéo dài trên 5 ngày, ban đỏ da, biến đổi khoang miệng. Các triệu chứng cận lâm sàng thường gặp là máu lắng, CRP và bạch cầu tăng, Albumin giảm. Tổn thương động mạch vành trên siêu âm tim chiếm tỷ lệ khá cao (38,7%). Nồng CRP và Albumin là những yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ tổn thương động mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gi Beom Kim (2019). Reality of Kawasaki disease epidemiology. Korean J Pediatr; 62(8): 292–296.
2. Ryusuke Ae, Nobuko Makino, Masanari Kuwabara, et al (2022). Incidence of Kawasaki Disease Before and After the COVID-19 Pandemic in Japan Results of the 26th Nationwide Survey, 2019 to 2020. JAMA Pediatrics;176(12):1217-1224.
3. Gi Beom Kim, Lucy Youngmin Eun, Ji Whan Han, et al (2020). Epidemiology of Kawasaki Disease in South Korea: A Nationwide Survey 2015-2017. Pediatr Infect Dis J. 39(11):1012-1016.
4. Phan Hùng Việt, Nguyễn Ngọc Minh Châu (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y dược học Huế; 7 (1), 30.
5. Đặng Thị Hải Vân, Vũ Mạnh Tuân, Lê Trọng Tú (2020). Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên siêu âm tim của bệnh nhân Kawasaki. Tạp chí Nghiên cứu y học, 131 (7), 120-126.
6. Japanese circulation society joint research group (2005). Guidelines for diagnosis and management of cardiovascular sequelae in Kawasaki disease. Pediatr Int; 47(6), 711 – 32.
7. Brian W McCrindle , Anne H Rowley , Jane W. Newburger, et al (2017). Diagnosis, Treatment, and Long-TermManagement of Kawasaki Disease: A Scientific Statement for Health Professionals From the American Heart Association; Circulation,135:e927–e999.
8. Nguyễn Thị Mai Lan và Vũ Minh Phúc (2009). Khảo sát tổn thương tim mạch trên bệnh nhân Kawasaki giai đoạn cấp. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 13, 128 - 133.