GIÁ TRỊ CỦA NGHIỆM PHÁP ADENOSINE TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CƠN AVNRT VÀ AVRT XUÔI CHIỀU (ORT)

Phan Đình Phong 1,2,, Nguyễn Mạnh Hùng 3
1 Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu giá trị của đáp ứng dẫn truyền thất nhĩ với Adenosine trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và AVRT thuận chiều (ORT). Kết quả: Trong thời gian từ năm 2022 đến 2023, 45 BN CTNKPTT (31 nữ và 14 nam, tuổi trung bình 51,9 ± 15,7) gồm cơn AVNRT (28 BN) và ORT (17 BN) được triệt đốt RF thành công tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E, đánh giá tác dụng Adenosine trên dẫn truyền ngược khi kích thích thất. Sự hiện diện của blốc hoặc dài ra của dẫn truyền thất nhĩ có độ nhạy và độ đặc hiệu là 96% trong chẩn đoán cơn AVNRT. 1 BN với đường phụ có tính chất giảm tiến đáp ứng blốc với Adenosine và gây cơn ORT. Adenosine gây blốc dẫn truyền thất nhĩ qua đường chậm nút nhĩ thất với hình thái lệch tâm. Dẫn truyền thất nhĩ bền bỉ với Adenosine có độ nhạy và độ đặc hiệu là 94% trong chẩn đoán cơn ORT. Dẫn truyền thất nhĩ hình thái đồng tâm không đáp ứng với Adenosine ở 3 BN có cơn ORT với đường phụ ở vách. Adenosine bộc lộ đường phụ thành tự do trên 5 BN có cơn ORT thông qua blốc dẫn truyền qua nút nhĩ thất, chuyển dẫn truyền chỉ qua đường phụ. Tác dụng không mong muốn của Adenosine là rung nhĩ cơn không bền bỉ xuất hiện trên 1 BN AVNRT và 1 BN ORT. Kết luận: Đánh giá đáp ứng dẫn truyền thất nhĩ với Adenosine có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và ORT. Ngoài ra Adenosine còn làm bộc lộ vị trí của đường phụ trong trường hợp dẫn truyền qua nút nhĩ thất cạnh tranh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. AlMahameed S.T., Buxton A.E., and Michaud G.F. New criteria during right ventricular pacing to determine the mechanism of supraventricular tachycardia. Circ Arrhythm Electrophysiol, 2010; 3(6), 578–584.
2. Martínez-Alday J.D., Almendral J., Arenal A., et al. Identification of concealed posteroseptal Kent pathways by comparison of ventriculoatrial intervals from apical and posterobasal right ventricular sites. Circulation, 1994; 89(3), 1060–1067.
3. Lerman B.B., Markowitz S.M., Cheung J.W., et al. Supraventricular Tachycardia: Mechanistic Insights Deduced From Adenosine. Circ Arrhythm Electrophysiol, 2018; 11(12), e006953.
4. Liu C.F., Ip J.E., Cheung J.W., et al. Utility of Pre-Induction Ventriculoatrial Response to Adenosine in the Diagnosis of Orthodromic Reciprocating Tachycardia. JACC Clin Electrophysiol, 2017; 3(3), 266–275.
5. Engelstein E.D., Stein K.M., Markowitz S.M., et al. Posterior fast atrioventricular node pathways: implications for radiofrequency catheter ablation of atrioventricular node reentrant tachycardia. J Am Coll Cardiol, 1996; 27(5), 1098–1105.
6. Ip J.E., Dobesh D.P., Liu C.F., et al. Repetitive oscillating atrial activation during supraventricular tachycardia. J Cardiovasc Electrophysiol, 2014; 25(10), 1137–1139.
7. Chen S.A., Tai C.T., Chiang C.E., et al. Electrophysiologic characteristics, electropharmacologic responses and radiofrequency ablation in patients with decremental accessory pathway. J Am Coll Cardiol, 1996; 28(3), 732–737.
8. Efimova E., Riahi S., Fiedler L., et al. Adenosine sensitivity of retrograde fast pathway conduction in patients with slow-fast atrioventricular nodal reentrant tachycardia: a prospective study. Heart Rhythm, 2014; 11(5), 871–876.