NHẬN XÉT CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ THAI 8 – 12 TUẦN TRÊN SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021 – 2022

Trần Thùy Linh 1,, Lê Thị Anh Đào 2
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán có thai 8 – 12 tuần trên sẹo mổ lấy thai, điều trị tại Khoa Phụ ngoại A5 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 01/01/2021 – 31/12/2022. Mục tiêu: Nhận xét các phương pháp xử trí thai 8 – 12 tuần trên sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2021 đến năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Kết quả: Trong 88 trường hợp CSMLT, nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ hút thai, mổ mở lấy khối chửa, mổ mổ cắt tử cung bán phần cả khối lần lượt là 69,32% - 26,13% - 4,55%. Hút thai chỉ định cho các tuổi thai 8 và 9 tuần, có kết hợp các phương pháp MTX đa liều diệt phôi, chèn bóng và sử dụng thuốc tăng co sau hút, tỷ lệ thành công đạt được 90,16%. Các trường hợp thai 10 – 12 tuần được chỉ định mổ mở lấy khối chửa hoặc cắt tử cung bán phần cả khối với tỷ lệ thành công là 95,65% và 100%. Kết luận: Các phương pháp điều trị bệnh lý chửa sẹo mổ lấy thai được chỉ định cho tuổi thai 8 – 12 tuần là phù hợp, đem đến tỷ lệ thành công rất cao (Hút thai: 90,16%; Mổ mở lấy khối chửa: 95,65%; Mổ mở cắt TCBP cả khối: 100%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huy Bạo và Diêm Thị Thanh Thủy, "Nhận xét 24 trường hợp chửa ngoài tử cung trên sẹo mổ lấy thai điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2009".
2. Đinh Quốc Hưng (2011), "Nghiên cứu chửa ở sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học Đại Học Y Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội".
3. Đỗ Thị Loan (2020), "đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân chửa sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện trung ương thái nguyên". luận văn bác sĩ nội trú
4. Trần Thị Ngọc Hà (2021), "Nghiên cứu thực trạng chửa sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An", Luận văn chuyên khoa cấp II.
5. Salomon, L. J. và các cộng sự. (2003), "Successful management of a heterotopic Caesarean scar pregnancy: potassium chloride injection with preservation of the intrauterine gestation: case report", Hum Reprod. 18(1), tr. 189-91.
6. Timor-Tritsch, I. E. và Monteagudo, A. (2012), "Unforeseen consequences of the increasing rate of cesarean deliveries: early placenta accreta and cesarean scar pregnancy. A review", Am J Obstet Gynecol. 207(1), tr. 14-29.
7. Timor-Tritsch, I. E. và các cộng sự. (2012), "The diagnosis, treatment, and follow-up of cesarean scar pregnancy", Am J Obstet Gynecol. 207(1), tr. 44.e1-13.
8. Timor-Tritsch, Ilan E1 và các cộng sự. (2012), "The diagnosis, treatment, and follow-up of cesarean scar pregnancy", American journal of obstetrics and gynecology. 207(1), tr. 44. e1-44. e13.