NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG, MÔ BỆNH HỌC VÀ HOÁ MÔ MIỄN DỊCH U THẦN KINH NỘI TIẾT PHỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các typ mô bệnh học của UTKNT theo phân loại của WHO - 2017 và đối chiếu với một số đặc điểm lâm sàng, X-quang. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu có chủ đích. Kết quả: Trong UTKNT phổi thì UTBMTBN chiếm tỷ lệ cao nhất 84%, sau đó đến UTBMTBLTKNT chiếm 14% và ít gặp UTKNT G1 và UTKNT G2.Không gặp UTKNT G3 và typ hỗn hợp. Trong đó nhóm tuổi hay gặp UTKNT G1 và G2 là dưới 40 tuổi, UTBMTBN thường gặp trên 60 tuổi (chiếm 56%). UTBMTBN triệu chứng hay gặp nhất là đau ngực (chiếm 80,9%), tiếp theo đến ho (chiếm 65,5%), ít gặp nhất là ho ra máu (7,1%).Còn UTBMTBLTKNT hầu hết là gặp triệu chứng ho (85,7%). UTBMTBN và UTBMTBLTKNT hay gặp ở thùy trên phổi phải với tỷ lệ lần lượt là 31% và 35,7%. Kích thước khối u trong UTBMTBN và UTBMTBKTKNT thường trên 3cm (chiếm 66,7%) trong khi UTKNT G1 kích thước dưới 3cm. Kết luận: Hầu hết UTKNT của phổi là u thần kinh nội tiết kém biệt hóa (98%) và thường gặp nhất là UTBMTBN (84%), hiếm gặp UTKNT G1 và UTKNT G2. Không gặp UTKNT G3 và typ hỗn hợp. Trong các typ của UTKNT phổi thì UTKNT G1 và G2 hay gặp ở người trẻ tuổi <40 tuổi. UTBMTBN gặp nhiều ở BN trên 60 tuổi (chiếm 56%). Không có sự khác biệt về lâm sàng và Xquang giữa UTBMTBN và UTBMTBLTKNT.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Langfort R., Rudziński P., and Burakowska B. (2010). Pulmonary neuroendocrine tumors. The spectrum of histologic subtypes and current concept on diagnosis and treatment. Pneumonol Alergol Pol, 78(1), 33–46.
3. Hoàng Đình Chân (1992). Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật ung thư phế quản theo các tip mô bệnh và các giai đoạn lâm sàng, Đại học Y Hà Nội.
4. Oka N., Kasajima A., Konukiewitz B. et al. (2019). Classification and prognostic stratification of bronchopulmonary neuroendocrine neoplasms. Neuroendocrinology.
5. Bùi Cao Cường (2016). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch ung thư phổi tế bào nhỏ, luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Dương Văn Huỳ (2014). Nghiên cứu mô bệnh học các u thần kinh nội tiết của phổi tại bệnh viện K, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Y Hà Nội.
7. Trần Thị Thuần (2014). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học dịch rửa phế quản ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai, Y Hà Nội.
8. Chong S., Lee K.S., Chung M.J. et al. (2006). Neuroendocrine tumors of the lung: clinical, pathologic, and imaging findings. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc, 26(1), 41–57; discussion 57-58.
9. Kasajima A., Konukiewitz B., Oka N. et al. (2019). Clinicopathological Profiling of Lung Carcinoids with a Ki67 Index > 20. Neuroendocrinology, 108(2), 109–120.
10. Garg R., Bal A., Das A. et al. (2019). Proliferation Marker (Ki67) in Sub-Categorization of Neuroendocrine Tumours of the Lung. Turk Patoloji Derg, 35(1), 15–21.