THỰC TRẠNG KHUYẾT TẬT VÀ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022

Nguyễn Thị Mai Thơ1,, Lê Giang Nam 2, Nguyễn Tất Hùng 2, Lê Văn Sáu 2, Nguyễn Thị Lan Hương 2, Nguyễn Thị Tĩnh 2, Hoàng Xuân Long 2, Nguyễn Văn Lượng 2, Nguyễn Thị Hà2, Nguyễn Thị Hoài 2, Nguyễn Cảnh Phú 1, Vũ Sinh Nam 3
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Phục hồi Chức năng Nghệ An
3 Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả thực trạng khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 407 người khuyết tật ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, từ tháng 3 - 8/2022. Bác sĩ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An trực tiếp khám và xác định tình trạng tàn tật cho NKT tại gia đình. Phân loại khuyết tật theo dựa trên bảng phân loại Quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới. Phỏng vấn nhu cầu cần PHCN của NKT, phát hiện nhu cầu PHCN của người khuyết tật theo 4 nhóm nhu cầu PHCN về sinh hoạt, giao tiếp, vận động và hòa nhập xã hội. Kết quả cho thấy: Phân loại mức độ khuyết tật mức độ nhẹ 41,6%, mức độ nặng 49,1%, mức đặc biệt nặng 9,3%. Đa khuyết tật 46,3%, đơn khuyết tật 53,7%. Các dạng khuyết tật mà NKT gặp phải là: Khó khăn về vận động 63,6%, nhìn 28,5%, nói 22,9%, chậm phát triển trí tuệ 18,7%, nghe 18,2%, hành vi xa lạ 16,8% và rối loạn cảm giác 4,2%. Có 80.8% NKT có nhu cầu PHCN vận động, trong đó mức nhẹ 36,9%, mức trung bình 17,8%, mức nặng 15% và mức đặc biệt nặng là 11,2%. Có 88.8% NKT có nhu cầu PHCN sinh hoạt trong đó mức nhẹ 41,6%, mức trung bình 24,3%, mức nặng 13,6% và mức đặc biệt nặng là 9,3%. Có 52,3% NKT có nhu cầu PHCN về giao tiếp, trong đó mức nhẹ 35,5%, mức trung bình 16,8%. Có 94,8% NKT có nhu cầu PHCN về hòa nhập xã hội, trong đó mức nhẹ 55,1%, mức trung bình 39,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2019), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nghệ An (2021), "Báo cáo về người khuyết tật ". Nghệ An.
3. Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Xuân Bái và Phạm Văn Trọng (2020), "Thực trạng người khuyết tật vận động và phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai", Tạp chí Y học Việt Nam, . 2(496), tr. 149-153.
4. WHO. Phục hồi chức năng. 2022; Available from: https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/rehabilitation.
5. Tổng cục thống kê, Điều tra quốc gia về người khuyết tật. 2018: Hà Nội. p. 17.
6. Đoàn Quốc Hưng và các cộng sự. (2021), "Thực trạng các vấn đề sức khoẻ có can thiệp phục hồi chức năng tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện ở các vùng sinh thái Việt Nam", Tạp chí Y học Việt Nam. 503(1).
7. Nguyễn Thị Minh (2012), Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Tiến sĩ Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế, Học viện quân Y.
8. Phạm Thị Nhuyên (2007), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình người tàn tật trong phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
9. UNESCO, WHO, ILO, IDDC (2010), "Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Phần giới thiệu", Tổ chức Y tế Thế giới.
10. UNFPA (2009), Người khuyết tật ở Việt Nam một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội.