TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU, NĂM 2022-2023

Huỳnh Thanh Triều 1, Nguyễn Tấn Đạt 2,, Trần Quang Trung 2
1 Bệnh viện đa khoa Cái Nước (Cà Mau)
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 6 tháng đầu tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2022 - 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 350 phụ nữ mang thai trong 6 tháng đầu thai kỳ, sống tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, đã được phỏng vấn và lấy mẫu máu tĩnh mạch để đo nồng độ hemoglobin và ferritin. Tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu và thiếu sắt dựa trên phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới đã được áp dụng. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu là 30,3% (106/350), bị thiếu máu thiếu sắt là 22% (77/350). Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt bao gồm học vấn, tình trạng kinh tế gia đình, chế độ ăn uống không đầy đủ lúc mang thai, có uống viên sắt lúc mang thai và tiền sử điều hoà kinh nguyệt. Kết luận: Tỉ lệ phụ nữ mang thai ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau mắc chứng thiếu máu và thiếu sắt cao, có liên quan đến trình độ học vấn, tình trạng kinh tế gia đình, chế độ ăn uống thiếu đủ trong thai kỳ, việc sử dụng viên sắt khi mang thai và tiền sử rối loạn kinh nguyệt. Do đó, cần tăng cường các biện pháp can thiệp và giáo dục về dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai để giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong cộng đồng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ sản (2021), Sản khoa- Phần 3: Sản Bệnh lý, Khoa Y- Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Nhà xuất bản Y học, tr.59-73.
2. Hà Thanh Sơn (2018), "Nghiên cứu tình hình thiếu máu thiếu sắt và đánh giá kết quả điều trị bổ sung viên sắt ở phụ nữ mang thai tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau năm 2017-2018, " Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa 2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2018.
3. Đỗ Quan Hà, Đinh Bích Thủy, Nguyễn Thùy Trang (2017), "Hiệu quả sử dụng Chela-Ferr® hỗ trợ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ tuổi thai 26-28 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2016", Tạp chí Phụ sản. 15 (2), tr. 18-23.
4. Đặng Hải Đăng và các cộng sự. (2020), "Tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2017-2018", Tạp chí Y học Dự phòng. 30(1), tr. 102-109.
5. G. L. He và các cộng sự. (2018), Survey of prevalence of iron deficiency and iron deficiency anemia in pregnant women in urban areas of China, Zhonghua Fu Chan Ke Za Zhi. 53(11), tr. 761-767.
6. Nguyễn Hoàng Nhân (2020), "Khảo sát tình hình thiếu máu của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện đa khoa Cái Nước, Cà Mau ", Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. I. B. Idris R. Abd Rahman, Z. M. Isa, R. A. Rahman &Z. A. Mahdy (2022), "The Prevalence and Risk Factors of Iron Deficiency Anemia Among Pregnant Women in Malaysia: A Systematic Review", Front Nutr. 9 pp. 847693.