ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐA KÝ Ở NGƯỜI BỆNH CÓ HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ (OSA) MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ NẶNG

Lê Thị Ba 1,, Vũ Văn Giáp1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: OSA là một trong những rối loạn hô hấp thường gặp nhất khi ngủ. Bệnh nếu không được điều trị sẽ để lại những hậu quả nặng nề như buồn ngủ ban ngày và các hậu quả do buồn ngủ (như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…), hậu quả tim mạch (như rối loạn nhịp tim, THA kháng trị, NMCT,…) và chuyển hoá (như ĐTĐ, rối loạn mỡ máu,…). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu 105 bệnh nhân được chẩn đoán OSA trung bình và nặng tại Trung tâm Hô hấp Bv Bạch Mai từ tháng 1/8/2022 đến tháng 30/8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 51.2±12.7; tỷ lệ nam gấp 8.5 lần nữ. Triệu chứng lâm sàng hay gặp: ngủ ngáy (100%), cơn ngừng thở (97.1%), ngộp thở ban  đêm (68%), mệt mỏi (83%), tiểu đêm (75%), buồn ngủ ban ngày Epworth 13.25±5.96, Kết quả đa ký: AHI trung bình 52.9±23.3, AHI trung bình của nhóm nam 53.5±22.6 cơn/h, AHI trung bình nữ 47.5±29.7 cơn/h, SpO2 trung bình 90.8±6.2, SpO2 trung bình của nhóm OSA nặng 90.2±6.6 thấp hơn có ý nghĩa so với SpO2 trung bình của nhóm OSA trung bình (93.5±1.8), nhịp tim trung bình 70.8±10.23.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guilleminault C., Tilkian A., và Dement W.C. (1976). The sleep apnea syndromes. Annu Rev Med, 27, 465–484.
2. Phạm Văn Lưu (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đo đa ký giấc ngủ của bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ., Hà Nội.
3. Đinh Thị Thanh Hồng (2014), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đo đa ký hô hấp của bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ tại Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai, luận văn tốt nghiệp BSNT, Hà Nội.
4. Chu Văn Vinh (2019), Hiệu quả của phương pháp thở áp lực dương liên tục trong điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, Hà Nội.
5. Lavie P., Herer P., và Hoffstein V. (2000). Obstructive sleep apnoea syndrome as a risk factor for hypertension: population study. BMJ, 320(7233), 479–482.
6. Nguyễn Thanh Bình (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng đa ký giấc ngủ và hiệu quả của thở áp lực dương liên tục trong điều trị hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ, Đại học Y Hà Nội.
7. Young T., Skatrud J., và Peppard P.E. (2004). Risk factors for obstructive sleep apnea in adults. JAMA, 291(16), 2013–2016.
8. Ip M.S.M., Lam B., Tang L.C.H. và cộng sự. (2004). A community study of sleep-disordered breathing in middle-aged Chinese women in Hong Kong: prevalence and gender differences. Chest, 125(1), 127–134.