ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI ĐƠN VỊ UNG THƯ GAN MẬT VÀ GHÉP GAN - KHOA NGOẠI GAN MẬT TỤY BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

Quang Tú Trần 1, Công Duy Long Trần 2, Thị Hồng Tươi Đỗ 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) đang là loại ung thư dẫn đầu cả về tỷ lệ mới mắc và tử vong tại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu: Xác định đặc điểm bệnh lý và kết quả xét nghiệm trên bệnh nhân HCC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang tiến cứu, ghi nhận các đặc điểm bệnh lý và xét nghiệm của 220 bệnh nhân HCC nhập viện điều trị tại Đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan, Khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Bệnh nhân nam chiếm đa số, tỷ lệ mắc HCC tăng theo độ tuổi với 39,4% bệnh nhân nam ở độ tuổi 61-70 và 44,0% bệnh nhân nữ trên 70 tuổi. Đa phần bệnh được phát hiện ở giai đoạn A-B, trong đó nữ có xu hướng phát hiện bệnh sớm hơn (56,0% giai đoạn A) so với nam (51,2% giai đoạn B). Các yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao là viêm gan (87,7%) (chủ yếu là viêm gan B chiếm 65,5%) và uống rượu (69,5%). Kích thước u hay gặp là 3-5 cm (46,4%), khối u thường xuất hiện bên gan phải (55,5%). Giá trị trung bình các xét nghiệm về tổn thương gan (GOT, GPT, GGT) và các chỉ dấu ung thư gan (AFP, % AFP-L3, PIVKA-II) đều cao hơn so với ngưỡng bình thường. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định các bệnh nhân mắc HCC nhưng chỉ dấu ung thư gan bình thường. Kết luận: Có sự phân hóa bệnh nhân HCC theo giới tính, độ tuổi và giai đoạn bệnh. Viêm gan và rượu là hai yếu tố nguy cơ chính của HCC. Các xét nghiệm phản ánh tình trạng có tổn thương gan và một số chức năng của gan bị ảnh hưởng, tuy nhiên vẫn có một số bệnh nhân HCC nhưng chỉ dấu ung thư gan bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung, H., Ferlay, J., Siegel, R. L., Laversanne, M., Soerjomataram, I., Jemal, A., & Bray, F. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: a cancer journal for clinicians, 71(3), 209-249.
2. Yang, J. D., Hainaut, P., Gores, G. J., Amadou, A., Plymoth, A., & Roberts, L. R. (2019). A global view of hepatocellular carcinoma: trends, risk, prevention and management. Nature reviews. Gastroenterology & hepatology, 16(10), 589-604.
3. Galle, P. R., Foerster, F., Kudo, M., Chan, S. L., Llovet, J. M., Qin, S., … Zhu, A. X. (2019). Biology and significance of alpha-fetoprotein in hepatocellular carcinoma. Liver international: official journal of the International Association for the Study of the Liver, 39(12), 2214-2229.
4. Phạm Cẩm Phương, Mai Trọng Khoa và CS. (2019). Xét nghiệm AFP, AFP-L3 và PIVKA-II huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2019, tr.301-306.
5. Lê Hữu Phước, Bành Vũ Điền (2011). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tế bào gan (HCC) tại khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 15(4)-2011: tr.570-572.
6. Phạm Thanh Bình, Hoàng Thị Minh và CS. (2018). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ AFP, PIVKA-II ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Y Dược thực hành 175. Tập 15-2018: tr.60-67.
7. Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hồng Lê (2017). Khảo sát đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Quân Y 4. Tạp chí Y Dược học quân sự. Tập 1-2017: tr.105-111.
8. Kim, G. A., Kim, H. I., Chang, S., An, J., Lee, D., Lee, H. C., Han, S., & Shim, J. H. (2019). A Prospective Evaluation of the Reliability and Utility of Quality of Life Measures in Patients With Hepatocellular Carcinoma. American journal of clinical oncology, 42(7), 555–563.
9. Chie, W. C., Yu, F., Li, M., Baccaglini, L., Blazeby, J. M., Hsiao, C. F., Chiu, H. C., Poon, R. T., Mikoshiba, N., Al-Kadhimi, G., Heaton, N., Calara, J., Collins, P., Caddick, K., Costantini, A., Vilgrain, V., & Chiang, C. (2015). Quality of life changes in patients undergoing treatment for hepatocellular carcinoma. Quality of life research : an international journal of quality of life aspects of treatment, care and rehabilitation, 24(10), 2499–2506.