ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN TÁI NHẬP VIỆN SAU COVID-19 VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN NẰM VIỆN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quát: Khoảng 10-20% bệnh nhân hậu COVID-19 nhập viện lại trong vòng 30 đến 90 ngày sau xuất viện. Việc tái nhập viện này có thể dẫn đến các kết cục bất lợi và thậm chí gia tăng tử vong, cũng như đặt ra gánh nặng về kinh tế và y tế cho gia đình và xã hội. Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hậu COVID-19 tái nhập viện và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến thời gian nằm viện. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 52 bệnh nhân hậu COVID-19 nhập viện trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình 63,48 ± 2,1 tuổi. Trong số đó, tiền sử mắc COVID-19 nặng và nguy kịch lần lượt chiếm tỷ lệ 27% và 11,5%. Lý do tái nhập viện thường gặp là khó thở, ho, sốt và đau ngực. Phần lớn bệnh nhân tái nhập viện (67,3%) cần hỗ trợ hô hấp và 38,5% trong số đó cần thở máy. Hầu hết bệnh nhân đều có D-Dimer tăng (trung bình 2029,07 ± 406,61) và CRP tăng (trung bình 50,97 ± 8,95). Hình ảnh đông đặc trên Xquang ngực thường gặp nhất. Thời gian nằm viện trung bình là 24,5 ngày, đa số (71,2%) bệnh nhân có thời gian nằm viện dài hơn 14 ngày. Tuổi, mức độ nặng của tiền sử COVID-19, cần thở máy, CRP, ure và mức độ đông đặc phổi trên X quang có mối tương quan thuận với thời gian nằm viện, ngược lại Hb và LDH có mối tương quan nghịch. Các yếu tố nguy cơ độc lập đối với thời gian nằm viện dài hơn 14 ngày là tiền sử mắc bệnh COVID-19 nặng và sự hiện diện của đông đặc phổi trên X-quang ngực khi nhập viện. Kết luận: Những bệnh nhân hậu COVID-19 tái nhập viện thường do khó thở hoặc suy hô hấp và cần được hỗ trợ hô hấp. Đa số nằm viện kéo dài hơn hai tuần. Các yếu tố nguy cơ độc lập với thời gian nằm viện kéo dài bao gồm tiền sử mắc COVID-19 nặng và X quang có đông đặc phổi khi nhập viện.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Günster C, Busse R, Spoden M, Rombey T, Schillinger G, Hoffmann W, et al. 6-month mortality and readmissions of hospitalized COVID-19 patients: A nationwide cohort study of 8,679 patients in Germany. PLoS ONE. (2021) 16:e0255427.
3. Haji Aghajani M, Miri R, Sistanizad M, et al. Risk Factors of Readmission in COVID-19 Patients; a Retrospective 6-Month Cohort Study. Arch Acad Emerg Med. 2022;10(1):e48. Published 2022 Jun 20.
4. Jeon WH, Seon JY, Park SY, Oh IH. Analysis of Risk Factors on Readmission Cases of COVID-19 in the Republic of Korea: Using Nationwide Health Claims Data. Int J Environ Res Public Health. (2020) 17:5844.
5. Mooney CJ, Hone L, Majid M, Cai J, Mieiro L, Fink DL. A Single centre study on the thirty-day hospital reattendance and readmission of older patients during the SARS-CoV-2 pandemic. Age Ageing. (2021) 50:i12–42.
6. Muzammil TS, Gangu K, Nasrullah A, et al. Thirty-Day readmissions among COVID-19 patients hospitalized during the early pandemic in the United States: Insights from the Nationwide Readmissions Database. Heart Lung. 2023;62:16-21.
7. Vietnam Ministry of Health. Information of COVID-19; access August 29th 2021 https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/cap-nhat-thong-tin-ve-dich-benh-viem-uong-ho-hap-cap-COVID-19-tong-hop-?inheritRedirect=false
8. Yeo I, Baek S, Kim J, Elshakh H, Voronina A, Lou MS, et al. Assessment of thirty-day readmission rate, timing, causes and predictors after hospitalization with COVID-19. J Intern Med. (2021) 290:157–65. doi:10.1111/joim.13241