ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đức Phúc 1,, Nguyễn Văn Thủy 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rắn lục tre cắn gây bệnh cảnh đa dạng, triệu chứng tại chỗ rất nhẹ nhưng toàn thân rất nặng, nhiều trường hợp rơi vào tình trạng đông máu nội mạch rải rác và tử vong, điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp tốt nhất. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả căt ngang trên 38 bệnh nhân rắn lục cắn từ 08/2021 đến 08/2022. Kết quả: Triệu chứng sưng nề cải thiện sau 12 giờ và 24 giờ là 81% và 100%, triệu chứng xuất huyết cải thiện sau 12 giờ và 24 giờ là 91,7% và 100%. Điểm đau giảm trước điều trị là 4,29; sau 12 giờ là 3,03 và sau 24 giờ là 1,92. Số lượng tiểu cầu, PT, aPTT và Fibrinogen cải thiện hơn sau khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn 12 giờ, 24 giờ; p < 0,05. Huyết thanh kháng nọc rắn lục tre an toàn với tỉ lệ tác dụng phụ thấp 2,6%. Kết luận: Huyết thanh kháng nọc rắn lục tre cải thiện triệu chứng sưng nề, xuất huyết, giảm đau nhức tại chỗ, cải thiện các yếu tố đônng máu và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. (2007). Rabies and Envenoming: A Neglected Public Health Issue, Geneva, 1–38.
2. R D G Theakston (1995), The kinetics of snake bite envenoming and therapy. Journal of the Ceylon College of Physicians, 28, 42-45.
3. Chieh- Fan C, Tzeng- Jih L, Wen- Chi H et al (2009), Apropriate antivenom does for six types of envenomations cause by snakes in Taiwan. J venom anim toxins, n3 p 479-490.
4. Mai Đức Thảo (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị rắn lục cắn ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội, tr 78-79
5. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2018). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 21 số 4, tr 45 -68.
6. Suthimon Thumtecho et al (2020), Hematotoxic manifestations and management of green pit viper bites in Thailand, Ther Clin Risk Manag;16:695–704.
7. Mion G, Larreche S, Benois A, Petitjeans F, Puidupin M (2013), Hemostasis dynamics during coagulopathy resulting from Echis envenomation. Toxicon 76: 103–109.