DẤU HIỆU “ĐUÔI CHIM ÉN” TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ NÃO 3-TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH PARKINSON

Nguyễn Vĩnh Thành 1, Võ Phương Trúc 1, Phan Công Chiến 1, Trần Ngọc Tài 1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhưng cho đến nay chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng với độ chính xác nhất định. Có nhiều dấu ấn sinh học về hình ảnh học đã và đang được nghiên cứu để tăng độ chính xác trong chẩn đoán. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán và độ tin cậy của mất dấu hiệu “đuôi chim én” trên cộng hưởng từ não 3-Tesla (CHT não - 3T) trong chẩn đoán bệnh Parkinson. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu bệnh - chứng với nhóm bệnh gồm 52 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson và Rối loạn Vận động Thế giới năm 2015; và nhóm chứng gồm 35 người không có hội chứng Parkinson. Dấu hiệu “đuôi chim én” trên CHT não - 3T xung nhạy từ (SWI) được hai bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đánh giá một cách độc lập và mù về lâm sàng. Giá trị của dấu hiệu “đuôi chim én” trong chẩn đoán bệnh Parkinson sẽ được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0. Độ tin cậy giữa hai bác sĩ đọc kết quả được đánh giá dựa vào chỉ số Cohen’s kappa (κ). Mức ý nghĩa với giá trị p<0,05. Kết quả: Mất dấu hiệu “đuôi chim én” một hoặc hai bên có ở tất cả các bệnh nhân bệnh Parkinson và chỉ có ở 2 trường hợp (chiếm 5,71%) trong nhóm chứng. Độ tin cậy giữa hai bác sĩ chẩn đoán hình ảnh với chỉ số Cohen’s kappa là 0,634 – 0,739. Mất dấu hiệu “đuôi chim én” có độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh Parkinson lần lượt là 94,34%, 91,67% theo phân tích ý định chẩn đoán. Kết luận: Mất dấu hiệu “đuôi chim én” có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh Parkinson và có tiềm năng trở thành một công cụ mới hỗ trợ lâm sàng trong chẩn đoán bệnh Parkinson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Connolly, B.S. and A.E. Lang, Pharmacological treatment of Parkinson disease: a review. Jama, 2014. 311(16): p. 1670-83.
2. Postuma, R.B., et al., MDS clinical diagnostic criteria for Parkinson's disease. Mov Disord, 2015. 30(12): p. 1591-601.
3. Delenclos, M., et al., Biomarkers in Parkinson's disease: Advances and strategies. Parkinsonism Relat Disord, 2016. 22 Suppl 1: p. S106-10.
4. Schwarz, S.T., et al., The 'swallow tail' appearance of the healthy nigrosome - a new accurate test of Parkinson's disease: a case-control and retrospective cross-sectional MRI study at 3T. PLoS One, 2014. 9(4): p. e93814.
5. Reiter, E., et al., Dorsolateral nigral hyperintensity on 3.0T susceptibility-weighted imaging in neurodegenerative Parkinsonism. Mov Disord, 2015. 30(8): p. 1068-76.
6. Mahlknecht, P., et al., Meta-analysis of dorsolateral nigral hyperintensity on magnetic resonance imaging as a marker for Parkinson's disease. Mov Disord, 2017. 32(4): p. 619-623.
7. Chau, M.T., et al., Diagnostic accuracy of the appearance of Nigrosome-1 on magnetic resonance imaging in Parkinson's disease: A systematic review and meta-analysis. Parkinsonism Relat Disord, 2020. 78: p. 12-20.
8. Kau, T., et al., Microvessels may Confound the "Swallow Tail Sign" in Normal Aged Midbrains: A Postmortem 7 T SW-MRI Study. J Neuroimaging, 2019. 29(1): p. 65-69.