NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CA125, HBE4 TRONG CHẨN ĐOÁN U NHẦY BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TRONG 5 NĂM TỪ 2016 ĐẾN 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phát hiện sớm khối u buồng trứng ác tính là cần thiết cho việc kéo dài thời gian sống trên 5 năm với những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Trong các loại u buồng trứng thực thể, khối u nhầy buồng trứng đại diện cho một loạt các rối loạn tân sinh. So với các loại u thực thể khác của u buồng trứng, u nhầy buồng trứng có sự khác biệt nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 20%, loại u dễ tái phát và có khả năng biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm, và sự tiến triển âm thầm qua các giai đoạn khiến u nhầy có thể từ lành tính chuyển sang ác tính mà không có dấu hiệu báo trước. Đối tượng nghiên cứu: là 240 bệnh nhân được phẫu thuật có kết quả giải phẫu bệnh là u nhầy buồng trứng lành tính hoặc ác tính, tại Bệnh viện Phụ sản Trưng ương từ 01/01/2016 đến 31/12/2020. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: 74,6% u nhầy buồng trứng lành tính, 55,7% là ung thư biểu mô chế nhầy, nhóm tuổi thường gặp 20-29 chiếm 24,6%, nhóm tuổi > 40 có tỷ lệ ác tính cao 32,8%. Tỷ lệ u nhầy lành tính trên bệnh nhân có thai 66,7%, tiền sử mổ u buồng trứng 10,8%, tỷ lệ ác tính trên bệnh nhân có u buồng trứng tái phát là 30,8%, triệu chứng lâm sàng hay gặp đau bụng 69,65%, rối loạn kinh nguyệt 31,3%, bụng to lên 59,6%. Tỷ lệ u nhầy buồng trứng một bên 91,2%, u nhầy hai bên có tỷ lệ ác tính 48%, u có tính chất không di động tỷ lệ ác tính 48,3%, mật độ không đều tỷ lệ ác tính 81,0%, CA125 bất thường 27,5%, Hbe4 12,1%, trên siêu âm hình ảnh thưa âm vang không đồng nhất tỷ lệ lành tính 96,9%, âm vang hỗn hợp tỷ lệ ác tính 63,0%. CA 125 với điểm cắt 38UI/ml có độ nhạy 60,0%, độ đặc hiệu 81,9%. Giá trị Hbe4 điểm cắt 68,45 độ nhạy 36,7%, độ đặc hiệu 91,5%. Có giá trị trong việc tiên lượng thể bệnh lành tính hay ác tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U nhầy buồng trứng, CA125, Hbe4
Tài liệu tham khảo
2. Morice P., Gouy S., Leary A. Mucinous ovarian carcinoma. N. Engl. J. Med. 2019;380:1256–1266. doi:10.1056/NEJMra1813254. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
3. Đoàn Lan Hương(2008), “ Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật khối u buồng trứng trong thai kỳ tại BVPSTU từ năm 2003-2007”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Quang Vinh(2008), Nghiên cứu hình thái học các u biểu mô buồng trứng. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Köbel M., Kalloger S.E., Huntsman D.G., Santos J.L., Swenerton K.D., Seidman J.D., Gilks C.B. Differences in tumor type in low-stage versus high-stage ovarian carcinomas. Int. J. Gynecol. Pathol. 2010;29:203–211. doi: 10.1097/PGP.0b013e3181c042b6.
6. YansikR., Ries G.L.,Yates Z.W. (1986), "Ovarian cancer in elderly an analysis of surveillance epidemiology and end result
7. Vũ Bá Quyết(2011), “ Nghiên cứu giá trị của CA125 trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị bệnh ung thư biểu mô buồng trứng. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học y Hà Nội.
8. Hồ Thị Hoàng Anh(2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, CA125 và giá trị siêu âm theo thang điểm Schillinger trong chẩn đoán khối u buồng trứng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y-Dược Huế.
9. Đỗ Thị Minh Nguyệt(2012), “ Nghiên cứu giá trị của siêu âm và Ca125 trong chẩn đoán khối u buồng trứng tại Cần Thơ” Tạp chí Y học Thực hành(834)-số 7/2012. Tr141-145