ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG U LYMPHO HODGKIN TRẺ EM TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2023

Phạm Thị Ngọc1,, Hoàng Thị Hồng1, Nguyễn Quang Tùng1, Mai Lan2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 22 bệnh nhi được chẩn đoán u lympho Hodgkin tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2017 - 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhi trong độ tuổi từ 4 đến 15 tuổi với tuổi trung vị là 13. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (nam/nữ là 1,4/1). Về đặc điểm lâm sàng, triệu chứng hay gặp của bệnh bao gồm hạch to (81,8%), thiếu máu (50%) và hội chứng B (45,5%). Tổn thương hạch chủ yếu ở khu vực trên cơ hoành bao gồm hạch cổ (86,4%), hạch trung thất (68,2%), hạch nách (59,1%). Ít gặp tổn thương ngoài hạch, trong đó tổn thương ngoài hạch hay gặp nhất là u trung thất trước (18,2%). Về đặc điểm cận lâm sàng, u lympho Hodgkin kinh điển chiếm tỷ lệ cao (91,9%), trong đó hai thể bệnh thường gặp là thể xơ nốt (36,4%) và thể hỗn hợp tế bào (31,8%). Ở thể kinh điển, CD30 dương tính trong 100% trường hợp, CD15 dương tính trong 80% trường hợp. Đa số bệnh nhi vào viện ở giai đoạn muộn (III, IV), chiếm 63,7%. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi cho thấy 54,5% bệnh nhi có số lượng bạch cầu tăng, tăng chủ yếu là bạch cầu trung tính trong khi số lượng bạch cầu lympho trong giới hạn bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Đức (2006). Nghiên cứu dịch tễ học bệnh ung thư tại một số vùng địa lý Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước mã số KC 10-06: Nghiên cứu dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị, phòng chống một số bệnh ung thư ở Việt nam (vú, gan, dạ dày, ruột, máu), Bộ Khoa học và công nghệ, 79.
2. PDQ Pediatric Treatment Editorial Board. Childhood Hodgkin Lymphoma Treatment (PDQ®): Health Professional Version. In: PDQ Cancer Information Summaries. National Cancer Institute (US); 2002. Accessed August 15, 2022. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK65726/
3. Quintanilla-Martinez L. The 2016 updated WHO classification of lymphoid neoplasias. Hematological Oncology. 2017;35(S1):37-45. doi:10.1002/hon.2399
4. Stankiewicz J, Kołtan A, Demidowicz E, et al. Therapy results in pediatric Hodgkin lymphoma — does less mean better? Experience from a single children’s oncology center. Ann Hematol. 2023;102(8):2109-2117. doi:10.1007/ s00277-023-05268-5
5. Alebouyeh M, Moussavi F, Haddad-Deylami H, Vossough P. Successful ambulatory treatment of Hodgkin’s disease in Iranian children based on German-Austrian DAL-HD 85-90: single institutional results. Annals of Oncology. 2005;16(12):1936-1940. doi:10.1093/annonc/mdi401
6. Ngô Quang Cử. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh Hodgkin ở trẻ em. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội. 2007.
7. Arya LS, Dinand V, Thavaraj V, et al. Hodgkin’s disease in Indian children: outcome with chemotherapy alone. Pediatr Blood Cancer. 2006;46(1):26-34. doi:10.1002/pbc.20157
8. Bazzeh F, Rihani R, Howard S, Sultan I. Comparing adult and pediatric Hodgkin lymphoma in the Surveillance, Epidemiology and End Results Program, 1988-2005: an analysis of 21 734 cases. Leuk Lymphoma. 2010;51(12):2198-2207. doi:10.3109/10428194.2010.525724
9. Vincent DeVita. Hodgkin’s disease, Principle et practise of Medical Oncology. 2005.