KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI CÓ VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH BẰNG LIỆU PHÁP TIÊM CORTICOID KẾT HỢP UỐNG DIACEREIN VÀ GLUCOSAMIN TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

Phạm Ngọc Ân1,, Lưu Thị Bình2
1 Bệnh viện Đa khoa Thiện Nhân
2 Sở Y tế Thái nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối (THKG) có viêm màng hoạt dịch (VMHD) bằng liệu pháp tiêm Corticoid kết hợp uống Diacerein và Glucosamin tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc 37 bệnh nhân THKG có VMHD được chỉ định điều trị bằng liệu pháp tiêm Corticoid kết hợp uống Diacerein và Glucosamin tại Bệnh viện A Thái Nguyên từ 10/2022 - 10/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,76±10,66. Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè giảm sau điều trị 1 tháng, p<0,05. Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động, bập bềnh xương bánh chè giảm sau điều trị 3 tháng và 6 tháng, p<0,05. Điểm đau VAS sau điều trị 1 tháng là 4,62±0,95; sau điều trị 3 tháng là 3,03±0,76 và sau điều trị 6 tháng là 1,49±0,69; p<0,05. Điểm WOMAC chung sau điều trị 1 tháng là 62,89±9,88; sau điều trị 3 tháng là 44,70±8,57 và sau điều trị 6 tháng là 21,46±6,74; p<0,05. Tỉ lệ cải thiện ít sau 1 tháng điều trị là 56,8%; sau 3 tháng điều trị là 94,6%. Sau 6 tháng điều trị, tỉ lệ cải thiện rõ là 59,5% và cải thiện ít 40,5%. Toàn bộ (100,0%) bệnh nhân không gặp tác dụng không mong muốn. Kết luận: Điều trị bệnh nhân THKG có VMHD bằng liệu pháp tiêm Corticoid kết hợp uống Diacerein và Glucosamin cho kết quả cao, kéo dài và không có tác dụng không mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bích, Vương Thị Hòa (2019), "Hiệu quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm Hyaluronic Acid nội khớp", Nghiên cứu khoa học, 52 (5), tr. 67-72.
2. Nguyễn Mai Hồng (2012), Thoái hóa khớp, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Trung Kiên, Lê Thị Huệ, Đỗ Thị Kim Yến (2014), "Khảo sát sự liên hệ giữa đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị của NSAIDs trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18 (3), tr. 130-134.
4. Vũ Thị Tươi (2022), Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng tiêm nội khớp hyaluronic acid trọng lượng phân tử cao phối hợp sorbitol, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
5. Trần Thị Thu Trang, Trần Thị Tô Châu (2021), "So sánh kết quả điều trị của liệu pháp tiêm nội khớp bằng acid hyaluronic Regenflex Bio-plus so với Go – on trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát", Tạp chí Y học Việt Nam, 506 (2).
6. Leung A., Liew D., Lim J., et al. (2011), "The effect of joint aspiration and corticosteroid injections in osteoarthritis of the knee", Int J Rheum Dis, 14 (4), pp. 384-9.
7. Primorac D., Molnar V., Rod E., et al. (2020), "Knee Osteoarthritis: A Review of Pathogenesis and State-Of-The-Art Non-Operative Therapeutic Considerations", Genes (Basel), 11 (8), pp. 854-862.
8. Wu C.W., Morrell M.R., Heinze E., et al. (2005), "Validation of American College of Rheumatology classification criteria for knee osteoarthritis using arthroscopically defined cartilage damage scores", Semin Arthritis Rheum, 35 (3), pp. 197-201.
9. Xu Jianda, Qu Yuxing, Li Huan, et al. (2020), "Effect of Intra-articular Ketorolac Versus Corticosteroid Injection for Knee Osteoarthritis: A Retrospective Comparative Study", Orthopaedic journal of sports medicine, 8 (4), pp. 2325967120911126-2325967120911126.
10. Yu P. Shirley and Hunter J. David (2015), "Managing osteoarthritis", Australian prescriber, 38 (4), pp. 115-119.