ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN ĐẾN KHÁM TẠI KHOA DA LIỄU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

Tưởng Thị Huế1,, Trần Thị Vân Anh1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 01/2021 đến tháng 01/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh trên 16 tuổi được chẩn đoán vảy nến đến khám tại khoa Da liễu bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy Người bệnh vảy nến có thời gian bị bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 50%; Tỷ lệ mắc vảy nến thể mảng chiếm 78%; Vị trí tổn thương chủ yếu của người bệnh tập trung ở đầu chiếm 58,7%; Giá trị trung bình của chỉ số PASI: 11,6 ± 5,5 thuộc nhóm mức độ bệnh vừa. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh nhẹ chiếm 52% và vừa 40,0%; Triệu chứng cơ năng của người bệnh với tình trạng ngứa ít chiếm 77,1%. Điểm trung bình chỉ số chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến là 15,8 ± 4,3 nằm ở mức có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh chiếm tỷ lệ 78%. Kết luận: Thể lâm sàng của vảy nến thường gặp là vảy nến thể mảng. Đa số người bệnh vảy nến có triệu chứng cơ năng là ngứa. Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của đa số người bệnh vảy nến

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. (‎2016)‎. Global report on psoriasis. World Health Organization. https://iris.who.int/handle/10665/204417
2. Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội (2017), “Bệnh vảy nến”, Bệnh học Da liễu, Nhà xuất bản Y học, tập 1, tr 103- 113.
3. Phan Huy Thục và Phạm Văn Thức (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến điều trị tại khoa Da Liễu, Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng", Tạp chí Y học thực hành, 6(771), tr. 56-58.
4. Trương Thị Mộng Thường và Lê Ngọc Diệp (2012), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại BV Da liễu TP HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 284-292.
5. Đỗ Tiến Bộ (2012) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng uống vitamin A Acid soriatance”, Luận án chuyên khoa 2, 83tr.
6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và tác dụng điều trị bệnh vẩy nến bằng đường uống Methotrexate trong 36giờ/tuần, Luận văn thạc sĩ Y học, 73 tr.
7. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu, Trương Mộc Lợi (1992) "Bệnh vẩy nến", Nhà xuất bản Y học, 139 trang.
8. Dubertret L, Mrowietz U, Ranki A, van de Kerkhof PC, Chimenti S, Lotti T, Schäfer G; EUROPSO Patient Survey Group. European patient perspectives on the impact of psoriasis: the EUROPSO patient membership survey. Br J Dermatol. 2006 Oct;155(4):729-36. doi: 10.1111/ j.1365-2133.2006.07405.x. PMID: 16965422.
9. Bulat, Vedrana & Situm, Mirna & Aždajić, Marija & Lovrić, Ivana & Dediol, Iva. (2020). Study on the Impact of Psoriasis on Quality of Life: Psychological, Social and Financial Implications. Psychiatria Danubina. 32. 553-561.