MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM VỀ MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG

Trần Minh Huệ1, Ngô Quỳnh Hoa1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm về mật độ xương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân loãng xương tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 154 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương hấp thụ tia X năng lượng kép tại Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông từ tháng 12/2022 đến tháng 10/2023. Kết quả và kết luận: T-score cổ xương đùi giảm dần theo tuổi; T-score cột sống thắt lưng ở nhóm bệnh nhân gầy là thấp nhất; T-score cột sống thắt lưng và cổ xương đùi ở đối tượng có tiền sử gãy xương tự nhiên thấp hơn đối tượng không có tiền sử gãy xương tự nhiên; T-score cột sống thắt lưng và cổ xương đùi ở đối tượng có tiền sử cha mẹ gãy xương hông thấp hơn đối tượng không có tiền sử cha mẹ gãy xương hông; T-score cột sống thắt lưng và cổ xương đùi ở nhóm sử dụng glucocorticoid kéo dài thấp hơn so với nhóm không sử dụng glucocorticoid kéo dài; T-score cổ xương đùi của nhóm sinh trên 3 con thấp hơn nhóm sinh ≤3 con; Thời gian mãn kinh càng lâu (>20 năm) T-score cổ xương đùi càng giảm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). T-score cổ xương đùi và cột sống thắt lưng của nhóm hút thuốc thấp hơn nhóm không hút thuốc; T-score cổ xương đùi và cột sống thắt lưng của nhóm uống rượu thấp hơn nhóm không uống rượu; T-score trung bình cổ xương đùi và cột sống thắt lưng ở nhóm mãn kinh sớm thấp hơn nhóm không mãn kinh sớm; T-score trung bình giữa 2 giới chưa có sự khác biệt (p>0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cao Thanh Ngọc. Tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan loãng xương ở phụ nữ cao tuổi tại phòng khám lão khoa - bệnh viện Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh năm 2020 – 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023: 165-172.
2. Nguyễn Đình Nguyên. Vai trò của các yếu tố nguy cơ trong tiên đoán gãy xương. Kỷ yếu các báo cáo hội nghị khoa học loãng xương, gãy xương và vitamin D, Cần Thơ. 2010: 35-40.
3. Nguyễn Thị Mai Hương. Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo gãy xương theo mô hình Frax ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Luận án Tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
4. Võ Thị Thanh Hiền. Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới loãng xương ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020; (503): 252-259.
5. Alswat KA. Gender Disparities in Osteoporosis. J Clin Med Res. 2017 May;9(5):382-387. doi: 10.14740/jocmr2970w. Epub 2017 Apr 1. PMID: 28392857; PMCID: PMC5380170.
6. De Laet C Kanis JA, Oden A, et al. Body mass index as a predictor of fracture risk: a meta-analysis. Osteoporos Int. 2005; 16(11): 1330-1338.
7. Ho-Pham LT, Nguyen TV. The Vietnam Osteoporosis Study: Rationale and design. Osteoporos Sarcopenia. 2017; 3(2): 90-97.
8. NE. Lane. Epidemiology, etiology, and diagnosis of osteoporosis. Am J Obstet Gynecol. 2006; 194(2 Suppl):S3-11.