TÁC DỤNG HỖ TRỢ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA VIÊN NANG VƯƠNG ĐƯỜNG KHANG TRÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẬN LÂM SÀNG

Trần Thị Lan Anh1, Vũ Minh Hoàn2, Trần Thị Hải Vân1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết của viên nang Vương Đường Khang trên một số chỉ tiêu cận lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu: 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường type 2 với 7,2 < glucose máu khi đói ≤ 10 mmol/L, 7% ≤ HbA1c  ≤  8% theo tiêu chuẩn lựa chọn của y học hiện đại. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh kết quả trước và sau điều trị. Kết quả điều trị: Sau 90 ngày điều trị, đường máu khi đói giảm từ 7,93 ± 0,56 mmol/l xuống 7,84 ± 1,34 mmol/l, HbA1c giảm từ 7,22 ± 0,23% xuống còn 7,15 ± 0,53%, tuy cả hai chỉ số đều giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết luận: Vương Đường Khang có tác dụng hạ đường huyết nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học điều tra tỷ lệ mắc Đái tháo đường, tiền Đái tháo đường và một số yếu tố liên quan tại Việt Nam năm 2020; 2022
2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh, Phạm Quang Vinh. Bệnh học Nội khoa. Nhà xuất bản Y học; 2018.
3. Tiêu Ngọc Chiến, Nguyễn Nhược Kim. Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của bài thuốc Thập vị giáng đường phương trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học y Hà Nội; 2013.
4. Trần Thị Phương Linh. Nghiên cứu độc tính và tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2 của viên nang cứng Nhất Đường Linh. Đại học Y Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học y Hà Nội; 2017.
5. Trần Thị Nhật. Nghiên cứu tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai.Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2010.
6. Masoud Mirzaei, Masoud Rahmaninan, Mohsen Mirzaei, Azadeh Nadjarzadeh, Abbas Ali Dehghani Tafti. Epidemiology of diabetes mellitus, pre-diabetes, undiagnosed and uncontrolled diabetes in Central Iran: results from Yazd health study. 2020;20(1):1-9.
7. PragyaTiwari, BN Mishra, Neelam S. Sangwan. Phytochemical and pharmacological properties of Gymnema sylvestre: an important medicinal plant. 2014;2014.
8. Wen-Chin Yang. Botanical, pharmacological, phytochemical, and toxicological aspects of the antidiabetic plant Bidens pilosa L. 2014;2014.