BỆNH U MÔ BÀO X: NHÂN 3 TRƯỜNG HỢP BIỂU HIỆN BỆNH Ở XƯƠNG THÁI DƯƠNG

Nguyễn Xuân Nam1,, Cao Minh Hưng2
1 Bệnh viện Đại học y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh u mô bào tế bào Langerhans (LCH) hoặc u mô bào X là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường của những tế bào đuôi gai (tế bào dendritic), có đặc điểm mô bệnh học giống tế bào Langerhans. Những tế bào này thâm nhiễm vào các cơ quan tổ chức trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan tổ chức này. Bệnh được biết đến trước kia như bệnh Letterer – Siwe (LS), bệnh Hand – Schuller- Christian (HSC), bện u hạt bạch cầu ưa acid (EG). Bệnh có thể khu trú ở một cơ quan: xương, da, hạch hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như gan, lách, tủy xương, phổi trong đó có biểu hiện ở xương thái dương. Đối với bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của một viêm tai giữa không điển hình, chảy mủ tai, polyp ống tai hoặc một khối sưng sau tai và CT tai xương thái dương có hình ảnh khối trong xương chũm,phá hủy rộng xương chũm, các cấu trúc của xương chũm, các bác sỹ tai mũi họng nên chú ý đến khả năng bệnh LCH biểu hiện ở xương thái dương. Chúng tôi trình bày 3 trường hợp u mô bào X biểu hiện ở xương thái dương với biểu hiện ban đầu giống một viêm xương chũm xuất ngoại sau tai. CT giúp đánh giá tổn thương và mức độ xâm lấn. Tuy nhiên xét nghiệm mô bệnh học đặc biệt là xét nghiệm mô bệnh học hóa mô miễn dịch với CD-1a và protein S-100 vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán LCH. Phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và corticoid là phương pháp điều trị chính cho LCH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C. K. Nguyễn (2008), Hội chứng tăng mô bào, Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học.
2. C. E. Skoulakis, E. I. Drivas, C. E. Papadakis và các cộng sự. (2008), "Langerhans cell histiocytosis presented as bilateral otitis media and mastoiditis", Turk J Pediatr, 50(1), tr. 70-3.
3. D. T. Ginat, D. N. Johnson và N. A. Cipriani (2015), "Langerhans Cell Histiocytosis of the Temporal Bone", Head Neck Pathol.
4. Https://http://www.histio.org.
5. Võ Thị Phương Mai, Quách Vĩnh Phúc và Đoàn Minh Trông (2011), "Chẩn đoán và điều trị bệnh mô bào Langerhans ở trẻ em", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), tr. 215.
6. Đỗ Cẩm Thanh (2014), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và diễn biến bệnh mô bào Langerhans tại bệnh viện Nhi trung ương từ năm 2009 đến năm 2014, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.