ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ LẤY THAI CỦA PARACETAMOL SO VỚI DICLOFENAC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Bùi Chí Thương1,, Nguyễn Thị Hồng Nhung1
1 Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ mổ lấy thai tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây. Một trong những vấn đề gây lo ngại nhiều nhất sau mổ lấy thai là tình trạng đau. Trong một số thử nghiệm lâm sàng, việc áp dụng các biện pháp giảm đau khác nhau cho hiệu quả giảm đau thay đổi. Vấn đề thường đặt ra cho các bác sĩ sản khoa là hiệu quả giảm đau của dạng thuốc đặt có tương đương với dạng tiêm truyền hay không, nhất là vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của Paracetamol so với Diclofenac dựa trên mức độ đau trong ngày đầu tiên sau mổ lấy thai. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, tiến hành trên 41 sản phụ sử dụng Diclofenac, và 49 sản phụ sử dụng Paracetamol từ 04/2023 đến 06/2023 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kết quả: Hiệu quả giảm đau của Diclofenac và Paracetamol trên nhóm sản phụ ngày đầu tiên sau mổ lấy thai với VAS lần lượt là 3,6 ± 1,4 và 6,6 ± 1,2, p < 0,001. So sánh tiền căn mổ lấy thai với VAS là 4,92±2,15 ở nhóm có vết mổ cũ và 5,57± 1,73 P=0,016 ở nhóm chưa từng mổ lấy thai. Ở nhóm đau nhẹ - vừa và nhóm đau nặng, có 2 yếu tố liên quan là cân nặng trẻ lúc sanh là 3182,7 ± 361 g, và 3466,7 ± 655,7 g, P=0,002, và lượng máu mất là  339,5 ± 70,1 ml và 466,7 ± 200 ml P<0,001. Kết luận: Diclofenac hiệu quả giảm đau tốt hơn Paracetamol trong ngày đầu tiên sau mổ lấy thai. Có 3 yếu tố liên quan đến mức độ đau sau mổ lấy thai là cân nặng trẻ lúc sanh, lượng máu mất và tiền căn mổ lấy thai. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn của thuốc

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sodhi A. Recent trend in the management of rheumatogenous retinal detachment. Surv Ophthalmol. 2008(53):tr. 50-67.
2. Hassan TS, Sarrafizadeh R, Ruby AJ, Garretson BR, Kuczynski B, Williams GA. The effect of duration of macular detachment on results after the scleral buckle repair of primary, macula-off retinal detachments. Ophthalmology. 2002;109(1):146-152.
3. Cho M, Witmer MT, Favarone G, Chan RP, D'Amico DJ, Kiss S. Optical coherence tomography predicts visual outcome in macula-involving rhegmatogenous retinal detachment. Clinical ophthalmology (Auckland, NZ). 2012;6:91-96.
4. Ngô Thị Huyền, Hồ Xuân Hải. Đánh giá kết quả điều trị bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp cắt dịch kính qua PARS PLANA phối hợp với đại củng mạc. Đại Đại học Y Hà Nội: Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú2022.
5. Trần Thị Lệ Hoa. Đánh giá kết quả lâu dài điều trị bong võng mạc nguyên phát tại Bệnh viện Mắt Trung Ương, Đai học Y Hà Nộ; 2013.
6. Wakabayashi T, Oshima Y, Fujimoto H, et al. Foveal microstructure and visual acuity after retinal detachment repair: imaging analysis by Fourier-domain optical coherence tomography. Ophthalmology. 2009;116(3):519-528.
7. Nguyễn THị Hà Mi. Đánh giá tình trạng hoàng điểm bằng chụp OCT sau phẫu thuật đai củng mạc điều trị bệnh nhân bong võng mạc: Luận văn thạc sĩ, Đại Học Y Hà Nội; 2019.