HOẠT ĐỘ ENZYM AST, ALT Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Trần Quốc Huy1,, Lục Kim Nhung1, Trần Duy Thảo2
1 Trường Đại học Văn Lang
2 Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, vector truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Rối loạn chức năng gan là một đặc điểm quan trọng được thấy trong nhiễm trùng virus Dengue. Tác động lên gan thường không có triệu chứng nhưng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Từ hoạt độ transaminase tăng không có triệu chứng đến suy gan tối cấp, các biểu hiện khác nhau là một thách thức lớn đối với các bác sĩ điều trị. Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi hoạt độ AST, ALT và đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán sốt xuất huyết theo tiêu chuẩn của Bộ y tế năm 2019. Kết quả: Trong tổng số 142 bệnh nhân có 108 ca SHXD, 34 ca SXHD có DHCB, không có ca SXHD nặng. Phân bố theo giới tính: 58 (40,8%) bệnh nhân là nam, 84 (59,2%) bệnh nhân nữ. Đặc điểm lâm sàng bao gồm: triệu chứng tiêu hoá (54,9%), đau cơ (32,4%), xuất huyết dưới da (21,1%). Đặc điểm cận lâm sàng bao gồm: 85,9% bệnh nhân tăng AST, 64,7% bệnh nhân tăng ALT. AST có mức độ tăng lớn hơn và gặp nhiều hơn so với mức độ tăng ALT. Mức độ tăng của AST và ALT chủ yếu là mức tăng từ 1 – 3 lần. Mức tăng AST từ 1 – 3 lần gặp nhiều hơn trong nhóm SXHD. Kết luận: Hoạt độ enzym AST, ALT thay đổi trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Cần tầm soát enzym gan thường quy hơn ở bệnh nhân SXHD để phát hiện các trường hợp tổn thương gan sớm, giúp đánh giá và xử trí kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Vân Anh (2022). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021, Khoá luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa trường Đại học Y dược - ĐHQG Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Hùng, Phan Thị Diệu Hiền (2022). Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có cảnh báo ở người lớn tại bệnh viện Hồng Đức 2020 – 2021. Tạp chí y học Việt Nam, tập 520 tháng 11 năm 2022.
3. Dương Thị Hường (2021). Nghiên cứu sự biến đổi của chỉ số AST, ALT ở các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện E năm 2019, Khoá luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa trường Đại học Y dược - ĐHQG Hà Nội.
4. Đoàn Văn Quyền & Ngô Văn Truyền (2014), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn, Tạp chí Y Học Thực Hành. 902.
5. Fatima Ayaz &Muhammad Furrukh (2020), "Assessenzymt of Severity of Dengue Fever by Deranged Alanine Aminotransferase Levels", Cureus. 12(9), tr. e10539-e10539.
6. H. J Kuo & et al. (2018), "Analyses of clinical and laboratory characteristics of dengue adults at their hospital presentations based on the World Health Organization clinical-phase framework: Emphasizing risk of severe dengue in the elderly", J Microbiol Immunol Infect. 51(6), tr. 740- 748.
7. Modified from Rueda, L. (2004), “Pictorial keys for the identification of mosquitoes (Diptera: Culicidae) associated with dengue virus transmission”, in ZOOTAXA 589, Magnolia Press, Auckland, pp. 60.