MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG VỚI THUỐC KHÁNG NẤM CỦA CANDIDA SP PHÂN LẬP TỪ ĐƯỜNG HÔ HẤP BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Thị Ngọc Nga1,, Nguyễn Văn Tín1, Võ Đại Thành1, Trần Thái Ngọc2, Huỳnh Quang Minh3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP.Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh do Candida sp gây nên bệnh phổi, làm tăng khả năng gặp biến chứng và tăng thời gian nằm viện. Mục tiêu: Đánh giá mức độ đề kháng với thuốc kháng nấm của Candida sp phân lập từ đường hô hấp bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 127 chủng Candida sp phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ, năm 2019-2023. Kết quả: Kết quả định danh ghi nhận có 4 loài Candida sp được phân lập trong đó Candida albicans chiếm tỷ lệ cao nhất (70,1%), thấp nhất là Candida glabrata (0,8%); Vi nấm Candida sp có độ nhạy cảm cao với Amphotericin B (93,7%), Voriconazole (92,1%), Micafungin (85%) và Fluconazole (78,7%); độ đề kháng mạnh với Caspofungin (33,1%), Flucytosine (23,6%); độ đề kháng trung gian tương đối cao là Fluconazole (11%) và Flucytosine (16,5%). Ngoại trừ Amphotericin B (p = 0,321) và Flucytosine (p = 1), các thuốc kháng nấm còn lại đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm C. albicans và C. non albicans. Kết luận: Ngoại trừ Caspofungin và Flucytosine, các loại thuốc kháng nấm còn lại đề có độ nhạy cảm rất cao (>78%) trên vi nấm Candida sp.

Chi tiết bài viết