TỶ LỆ KIỆT SỨC TRONG CÔNG VIỆC Ở NỮ ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH CHUYÊN NGÀNH SẢN PHỤ KHOA TẠI TP.HCM

Phạm Thanh Hải1, Nguyễn Long1, Lê Thị Ngọc Mai1, Nguyễn Quốc Đạt2, Võ Minh Tuấn2,
1 Bệnh viện Từ Dũ
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng kiệt sức (Burn-out) xuất hiện ở các thầy thuốc lần đầu tiên được mô tả vào năm 1974 bởi chuyên gia tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberger (1). Đây là một hội chứng liên quan đến công việc rất đặc thù của những người công tác trong ngành y tế, nhất là các bác sĩ – những người trực tiếp tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại các BV và các cơ sở y tế khác. Điều đáng lo ngại hơn là hội chứng kiệt sức gần như là hội chứng khá đặc thù dành riêng cho nhân viên y tế đặc biệt trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ nhận xét thấy 4 – 70% nhân viên y tế công tác trong lĩnh vực Sản phụ khoa có hội chứng kiệt sức (Burn-out) chủ yếu cho áp lực phải chăm sóc hai đối tượng, cũng như những qui định pháp luật và các BV buộc họ phải tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động với nhiều rủi ro tai biến như Sản khoa. Hệ thống sản phụ khoa tại các BV TP.HCM đang trải qua những thay đổi to lớn nhằm thích ứng với những yêu cầu mới đồng thời cũng nhiều thách thức và áp lực cho nhân viên y tế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kiệt sức trong công việc và các yếu tố liên quan ở nữ điều dưỡng, hộ sinh chuyên ngành sản phụ khoa tại TP.HCM. Bằng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, tiến hành tại các khoa sản 9 BV tại TP. HCM từ 1/2/2023 – 31/3/2023 với 800 nữ điều dưỡng, hộ sinh tuổi từ 22 – 55 tuổi. Kết quả ghi nhận được tỷ lệ kiệt sức trong nghiên cứu là 31,4% trong đó cạn kiệt cảm xúc ở mức cao là 14%, mất kiểm soát bản thân ở mức cao là 9,2%, giảm thành tích cá nhân ở mức cao là 21,8%. Qua đó cho thấy, tỷ lệ kiệt sức ở nữ điều dưỡng, hộ sinh làm việc tại các khoa sản TP.HCM là 31,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Freudenberger H.J. Staff Burn-Out. J Soc Issues. 1974;30(1):159-65.
2. Chrousos GP. Stress and disorders of the stress system. Nat Rev Endocrinol. 2009;5:374-81.
3. Efstathios Papaefstathiou, Aikaterini Apostolopoulou, Eirini Papaefstathiou, Kyriakos Moysidis. The impact of burnout and occupational stress on sexual function in both male and female individuals: a cross-sectional study. Springer Nature. 2019.
4. Nora S-M, Luis A-G, José L. G-U, Keyla V-R, Lucia R-B, Elena O-C, et al. Prevalence and Predictors of Burnout in Midwives: A Systematic Review and Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(2):641.
5. Noonan M, Jomeen J, Galvin R, Doody O. Survey of midwives perinatal mental health knowledge, confidence, attitudes and learning needs. Women Birth. 2018;31:e358–e66.
6. Maslach C, Jackson SE, Leiter MP. Maslach Burnout Inventory Manual. 4 ed. CA: Mind Garden: Menlo ParkMenlo Park; 2016.
7. Paraskevi-Sofia Kirana, Ahmet Gudeloglu, Andrea Sansone, Sokolakis. I. Web based research in sexual medicine: a position statement of the European Society for Sexual Medicine. Sexual Medicine. 2023;11:1-8.
8. Rotenstein L.S., Torre M., Ramos M.A., sự. vc. Prevalence of Burnout Among Physicians: A Systematic Review. JAMA. 2018;320(11):1131-50.
9. Đăng VH. Áp lực công việc và các yếo tố liên quan trên nữ hộ sinh tại BV Phụ Sản Hùng Vương. Hồ Chí Minh: Đại học Y Dược Tp.HCM; 2017.
10. Lê Văn Hùng, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Bá Tâm. Kiệt sức nghề nghiệp của điều dưỡng phòng mổ tại BV Phụ sản Trung Ương năm 2022. Khoa học điều dưỡng. 2023;6(2):91-9.