MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019 – 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus là một vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế do làm giảm hiệu quả của các loại kháng sinh thông thường trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra. Mục tiêu: Tìm hiểu mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphylococcus aureus được phân lập tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ từ năm 2019 đến năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Tất cả chủng Staphylococcus aureus được phân lập từ tất cả các bệnh phẩm tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ từ 2019 - 2023. Kết quả: Staphylococcus aureus nhạy cảm cao trên 95% đối với kháng sinh Vancomycin, Rifampicin, Quinupristin/Dalfopristin và kháng kháng sinh cao nhất là Benzylpenicillin (94,4%). Theo từng năm, ngoại trừ Tigecycline và Quinupristin/Dalfopristin, tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus ở 12 loại kháng sinh còn lại thay đổi theo năm và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mức độ kháng kháng sinh của hai nhóm MRSA và MSSA có ý nghĩa thống kê đối với các kháng sinh Ciprofloxacin, Levofloxacin, Oxacillin, Benzylpenicillin, Tigecycline, Clindamycin, Erythromycin, Gentamicin, Linezolid và Trimethoprim/Sulfamethoxazole (p<0,001). Kết luận: Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, Staphylococcus aureus vẫn nhạy cảm cao với một số loại kháng sinh thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu này góp phần gợi ý phác đồ lựa chọn kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân khi điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Staphylococcus aureus, đề kháng, kháng sinh, nhạy cảm
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Dũng và Phan Đình Phong. 2023. “Tính kháng kháng sinh của staphylococcus gây nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh có biến chứng viêm nội tâm mạc (1/2018 – 6/2022)”. Tạp Chí Truyền nhiễm Việt Nam 1 (41):36-44.
3. Võ Thị Hà, Nguyễn Thanh Huyền, Lê Thị Thu Ngân và Nguyễn Minh Hà. 2023. “Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn staphylococcus tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2019-2021”. Tạp Chí Y học Việt Nam , 525(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v525i1B.5124
4. Hà Nguyễn Y Khuê. 2023. “Đề kháng kháng Sinh Và điều trị nhiễm khuẩn Do Staphylococcus Aureus Và Enterococci tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022”. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy 18 (3).
5. Tong S. Y., Davis J. S., Eichenberger E. et al (2015). Staphylococcus aureus infections: epidemiology, pathophysiology, clinical manifestations, and management. Clinical microbiology reviews, 28 (3), 603-661.
6. Vincent J. L. et al. (2009), "International study of the prevalence and outcomes of infection in intensive care units", Jama. 302(21), tr. 2323-9
7. Zheng X. Y. et al.(2021), "Antibiotic Resistance Pattern of Staphylococcus Aureus Isolated From Pediatrics With Ocular Infections: A 6-Year Hospital-Based Study in China", Front Pediatr. 9, tr. 728634