ỨNG DỤNG TÁ DƯỢC ĐỒNG SẢN XUẤT TRONG BÀO CHẾ VIÊN PHÂN TÁN TRONG MIỆNG DÙNG CHO TRẺ EM CHỨA KHÁNG SINH CEFIXIM 100 MG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cefixim là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ ba, được sử dụng phổ biến trong các bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là trên đối tượng trẻ em. Nghiên cứu nhằm ứng dụng tá dược đồng sản xuất tiên tiến trong điều chế viên nén phân tán trong miệng cefixim có độ rã, độ hòa tan nhanh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Viên nén phân tán trong miệng được điều chế bằng phương pháp dập thẳng, sử dụng tá dược đồng sản xuất CombiLac (Meggle, Mỹ). Viên tạo thành được đánh giá các chỉ tiêu về độ mài mòn, độ rã, thời gian phân tán, thời gian thấm ướt và tỉ lệ hút nước. Quy trình định lượng cefixim trong chế phẩm được tiến hành bằng phương pháp HPLC. Kết quả và bàn luận: Viên nén phân tán trong miệng sử dụng tá dược CombiLac (35%) phối hợp với crospovidon (5%) cho thời gian rã ngắn (23,3s), thời gian phân tán, thời gian thấm ướt nhanh (lần lượt là 30s và 6s); ngoài ra còn có độ mài mòn thấp nhất, đồng thời đạt độ hòa tan theo quy định DĐVN V. Cách thức tá dược đồng sản xuất CombiLac® tác động lên khả năng tạo liên kết cơ lý cho viên cũng như cải thiện khả năng tan rã cũng đã được làm rõ qua thực nghiệm. Kết luận: Nghiên cứu đã lập công thức bào chế viên nén phân tán trong miệng chứa kháng sinh cefixime phù hợp để dùng cho trẻ em, có đặc tính đạt yêu cầu của DĐVN V. Kết quả thu được có thể được tham khảo trong phát triển các dạng bào chế chứa cefixim tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cefixim, viên nén phân tán trong miệng, tá dược đồng sản xuất
Tài liệu tham khảo
2. Pitsiladis A. Formulation and evaluation of fast disintegrating tablets for a pharmaceutical product. Dissertation, Lunds University, Sweden. 2013.
3. Mishra D.N., Bindal M., Singh S.K., Vijaya K.S.G. Spray dried excipient base: a novel technique for the formulation of orally disintegrating tablets. Chemical & pharmaceutical bulletin. 2006; 54(1):99-102.
4. Pabari R., Ramtoola Z. Effect of a disintegration mechanism on wetting, water absorption, and disintegration time of orodispersible tablets. Journal of young pharmacists. 2012; 4(3):157-63.