KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN CẮT DẠ DÀY, NẠO VÉT HẠCH D2, LẬP LẠI LƯU THÔNG TIÊU HÓA KIỂU CHỮ Y TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương giải phẫu và kết quả sớm sau phẫu thuật (PT) của các bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày (UTBMDD) được điều trị bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) hoàn toàn cắt bán phần cực dưới, nối dạ dày – hỗng tràng trên quai Y từ T6/2021 đến T7/2023 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 61 bệnh nhân (BN) UTBMDD được PTNS hoàn toàn cắt bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2, nối dạ dày - hỗng tràng trên quai Y tại khoa phẫu thuật tiêu hóa – gan mật, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình là 63.82 ± 10.4 tuổi (31- 83 tuổi). Nam giới chiếm 70.5%. Lý do đến khám hay gặp do đau bụng thượng vị (85.25%) và gầy sút cân (40,98%). Khối u hay gặp nhất ở hang môn vị (77.05%). Kích thước khối u trung bình là 3.23 ± 1.91 cm. Thời gian mổ trung bình 191.64 ± 45.37 phút (100 - 360 phút) liên quan đến thể trạng, mức độ xâm lấn và kỹ thuật làm miệng nối của từng bệnh nhân. Không có tai biến nào được ghi nhận trong mổ. Thời gian nằm viện sau mổ (SM) trung bình là 7.90 ± 3.12 ngày (4 - 21 ngày). Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 13.11%, trong đó biến chứng viêm tụy cấp là hay gặp nhất, không có trường hợp nào tử vong trong và sau mổ. Kết quả mổ bệnh học hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến (77.05%). Số hạch nạo vét trung bình là 30.84 hạch, số hạch di căn trung bình là 3.39 ± 4.70 hạch. Kết luận: PTNS hoàn toàn cắt bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2, nối dạ dày - hỗng tràng trên quai Y hiện nay là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao trong điều trị UTBMDD.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô dạ dày, phẫu thuật nội soi, Roux-en-Y.
Tài liệu tham khảo
2. Morgan E, Arnold M, Camargo MC, et al. The current and future incidence and mortality of gastric cancer in 185 countries, 2020–40: A population-based modelling study. eClinicalMedicine. 2022;47:101404. doi:10.1016/ j.eclinm.2022.101404
3. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
4. Ma G. Japanese gastric cancer treatment guidelines 2018 (5th edition). Gastric Cancer. 2020;24:1-21. doi:10.1007/s10120-020-01042-y
5. Kitano S, Shiraishi N, Uyama I, Sugihara K, Tanigawa N, Japanese Laparoscopic Surgery Study Group. A multicenter study on oncologic outcome of laparoscopic gastrectomy for early cancer in Japan. Ann Surg. 2007;245(1):68-72. doi:10.1097/01.sla.0000225364.03133.f8
6. Ramos MFKP, Pereira MA, Dias AR, Ribeiro Jr U, Zilberstein B, Nahas SC. Laparoscopic gastrectomy for early and advanced gastric cancer in a western center: a propensity score-matched analysis. Updat Surg. 2021;73(5):1867-1877. doi:10.1007/s13304-021-01097-1
7. Park JH, Jeong SH, Lee YJ, et al. Comparison of long-term oncologic outcomes of laparoscopic gastrectomy and open gastrectomy for advanced gastric cancer: A retrospective cohort study. Korean J Clin Oncol. 2018;14:21-29. doi:10. 14216/kjco.18004
8. Emam HMK, Moussa EMM, Abouelmaged M, Ibrahim MRI. Role of Multidetector CT in Staging of Gastric Carcinoma. J Cancer Ther. 2019;10(07):565-579. doi:10.4236/jct.2019.107046
9. Cianchi F, Indennitate G, Trallori G, et al. Robotic vs laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer: a retrospective comparative mono-institutional study. BMC Surg. 2016;16(1):65. doi:10.1186/ s12893-016-0180-z
10. Zhao LY, Zhang WH, Chen XZ, et al. Prognostic Significance of Tumor Size in 2405 Patients With Gastric Cancer: A Retrospective Cohort Study. Medicine (Baltimore). 2015;94(50): e2288. doi:10.1097/MD.0000000000002288