ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ THUYÊN TẮC MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Lê Sáu Nguyên1,, Nguyễn Thị Thúy1, Vũ Văn Hoàng1, Nguyễn Thế Anh1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ thuyên tắc mạch trên bệnh cao tuổi được phẫu thuật tại bện viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, 100 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, phẫu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 76,25 ± 7,53. Tỷ lệ bệnh nhân nam là 81,0%. Bệnh lý mạn tính trước mổ: Tăng huyết áp 44,9%,  Đái tháo đường 33,4% Rôi loạn chuyển hóa lipid 31,0% Bệnh lý ung thư 31,5%. Thời gian phẫu thuật 119,03 ± 55,57 phút. Thời gian gây mê 163,6 ± 45,93 phút. Phẫu thuật tiêu hóa chiếm 35,3%. Phẫu thuật ung thư dạ dày chiếm 42,25% trong bệnh lý ung thư. Điểm Padua ≥4 là 38,8%. Yếu tố nguy cơ tắc mạch: ung thư tiến triển 26,2%, tiền sử huyết khối 14,9%, suy tim hoặc suy hô hấp có tỷ lệ gặp 41,9% và nhiễm khuẩn cấp gặp 15,8%. Điểm caprini là 6,03 ± 1,27 (3-15 điểm), điểm Caprini 5-6 chiếm 49,2%. Tỷ lệ tắc mạch được chẩn đoán chung là 2,4%, trong nhóm nguy cơ cao là 6,2%, đông máu nội mạc rải rác ở nhóm nguy cơ cao là 3,45%. Kết luận:  Điểm Caprini trung bình trong nghiên cứu là 6,03 ± 1,27 điểm Caprini 5-6 chiếm 49,2%. Tỷ lệ điểm Padua ≥ 4 là 38,8%. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ gây tắc mạch: ung thư 26,2%, tiền sử huyết hối tĩnh mạch là 2,9%, tuổi >70 là 79,1%, suy tim và suy hô hấp là 41,9%, nhiễm khuẩn cấp là 15,8%. Tỷ lệ tắc mạch chung được chẩn đoán trong nghiên cứu là 2,4% và 6,4% ở nhóm nguy cơ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Quốc Kính, (2013) Gây mê cho người cao tuổi. Bài giảng gây mê hồi sức nội soi. Nhà xuất bản Giáo Dục.
2. al, A.D.e., (2014) Venous Thromboembolism in Cancer Patients. Hospital Practice. 42(5).
3. Ngô Minh Diệp, (2018) Luận văn thạc sĩ Y học: "So sánh mối liên quan của chỉ số đau ANI và SPI với thang điểm PRST trong gây mê toàn thân để phẫu thuật mở ổ bụng ở người cao tuổi", in Bộ môn Gây mê hồi sức. Đại học Y Hà Nội.
4. Paul S. Myles, (2016) Stopping vs. Continuing Aspirin before Coronary Artery Surgery. The New England Journal of Medicine. 374(8): p. 728-37.
5. Võ Văn Tâm, (2014) Khảo sát tần suất huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp háng nghiên cứu quan sát dịch tễ học. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 18(2).
6. Nguyễn Văn Trí, (2016) Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học.
7. Huỳnh Văn Ân, (2013) Đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 17(6): p. 116 ‐ 120.
8. Nguyễn Thế Tùng, (2013) Khảo sát tình trạng đông máu trước phẫu thuật trên bệnh nhân tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên năm 2012. Y Học TP. Hồ Chí Minh 17(5): p. 160 ‐ 164.
9. Bùi Thị Mỹ Hạnh, (2019) Ứng dụng thang điểm caprini hiệu chỉnh trong đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trên người bệnh phẫu thuật mạch máu. Tạp chí Nghiên cứu Y Học. 122(6): p. 65-71.