KẾT QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KEM LIDOCAINE – PRILOCAINE 5% TRONG THỰC HIỆN THỦ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Trần Nguyễn Ái Nương1,, Nguyễn Thị Cẩm Lệ1, Trần Thị Vạn Hòa1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định điểm đau trung bình của nhóm trẻ có và không có sử dụng kem Lidocaine-Prilocaine 5% trong thực hiện thủ thuật lấy máu tĩnh mạch tại Khoa Điều Trị Trong Ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 80 bệnh nhi. Thời gian thực hiện từ 02/2020 đến 07/2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1. Kết quả nghiên cứu: Điểm đau trung bình của nhóm sử dụng kem Lidocaine-Prilocaine 5% (X̅ = 1,75 , SD = 1,12), điểm đau trung bình của nhóm không sử dụng kem Lidocaine-Prilocaine 5% (X̅ = 4,05, SD = 2,86). Biên độ biến thiên mạch của nhóm trẻ dùng kem Lidocaine-Prilocaine 5% (9,8 ± 12,62) ít hơn nhóm không dùng kem Lidocaine-Prilocaine 5% (18,33 ± 14,79) với p = 0,009. Biến thiên về nhịp thở và nồng độ SpO2 không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trẻ. Chưa tìm thấy các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến điểm đau của trẻ. Kết luận: Trong thực hiện thủ thuật lấy máu tĩnh mạch nhóm trẻ có sử dụng kem Lidocaine – Prilocaine 5% có điểm đau thấp hơn điểm đau của nhóm trẻ không sử dụng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Demet İnangil. (2018). “Two Different Distraction Methods on Pain and Fear During Venipuncture in Children”. Istanbul Saglik Bilimleri University.
2. Mutlu B, Balcı S. (2015). “Effects of balloon inflation and cough trick methods on easing pain in children during the drawing of venous blood samples: a randomized controlled trial”. J Spec Pediatr Nurs, 20(3), 178-86.
3. Hui-Chen. (2013). “The effect of EMLA cream on minimizing pain during venipuncture in premature infants”. J Trop Pediatr, 59(1), 72-3
4. Yin L, Jiang S. (2018). “Evaluation of EMLA cream for relieving pain during needle insertion on totally implantable venous access device”. J Vasc Access, 19(6), 634-638
5. Fariba Jaffary. “Topical anesthetic effect of emla and iranian products in preventing pain during intravenous blood sampling procedures”. Journal of Skin and Stem Cell, 1 (1); e16313
6. Sevilay Erden RN, PhD. (2018). “Vital signs: Valid indicators to assess pain in intensive care unit patients?”. Nursing & Health sciences
7. Se Na Ahn. (2013). “The effects of EMLA cream on pain responses of preschoolers”. Open Journal of Nursing, 3, 1-4