ÁP DỤNG KỸ THUẬT PCR LỒNG ĐA TÁC NHÂN TRONG XÁC ĐỊNH CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH VÀ LỰA CHỌN KHÁNG SINH BAN ĐẦU Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CÓ THỞ MÁY

Nguyễn Minh Đức1,2, Đặng Quốc Tuấn1,, Vương Xuân Toàn2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả xét nghiệm PCR lồng đa tác nhân và nuôi cấy thường quy trong xác định căn nguyên gây bệnh ở bệnh nhân viêm phổi tại trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi theo CDC Hoa Kỳ 2019 và được đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả. Thu thập tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023 tại Trung tâm Hồi sức tích cực - bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Trong 50 bệnh nhân nghiên cứu với tỷ lệ nam/nữ 2:1, tuổi trung bình: 57,24±19,96; 44,0% bệnh nhân trên 60 tuổi. 66,0% bệnh nhân có bệnh nền. Căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi tại trung tâm HSTC đứng đầu vẫn là Klebsiella pneumoniae (33,3%), Acinetobacter baumannii (20,0%) và Pseudomonas aeruginosa (16,7%). Với tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng theo thời gian. Sự phù hợp giữa kết quả PCR với nuôi cấy ở mức cao (68,0%). Các kết quả PCR bán định lượng từ 105 trở lên có tỷ lệ các mẫu cấy ra vi khuẩn trùng với kết quả PCR đều trên 50%. Kết luận: Căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi tại trung tâm HSTC đứng đầu vẫn là Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa. Với tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng theo thời gian. Có sự tương đồng giữa kết quả PCR lồng đa tác nhân và nuôi cấy thường quy. Tuy nhiên thời gian trả kết quả PCR nhanh hơn so với nuôi cấy thường quy

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

World Health Organization (WHO). The top 10 causes of death. Published online December 9, 2020. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/the-top-10-causes-of-death
2. Yokota PKO, Marra AR, Martino MDV, et al. Impact of appropriate antimicrobial therapy for patients with severe sepsis and septic shock--a quality improvement study. PLoS One. 2014;9(11):e104475. doi:10.1371/journal.pone.0104475
3. Marks L, de Waal K, Ferguson JK. Time to positive blood culture in early onset neonatal sepsis: A retrospective clinical study and review of the literature. J Paediatr Child Health. 2020;56(9): 1371-1375. doi:10.1111/jpc.14934
4. Buchan B.W. Clinical Evaluation and Potential Impact of a Semi-Quantitative Multiplex Molecular Assay for the Identification of Pathogenic Bacteria and Viruses in Lower Respiratory Specimens. American Thoracic Society Conference; 2018.
5. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn. Published online 2020. http://soytetuyenquang.gov.vn/ upload/59358/20201130/QD_4815_ban_hanh_viem_phoi_cong_dongsigned_20201124110041594590_a71bd1dce4.pdf
6. Nguyễn Gia Bình, Ngô Quý Châu. Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện viêm phổi thở máy của hội Hồi sức cấp cứu và chống độc 2017. Published online 2017. http://vnaccemt.org.vn/phac-do/khuyen-cao-chan-doan-va-dieu-tri-viem-phoi-benh-vien-viem-phoi-tho-may-post1093.html
7. Trần Hữu Thông, Nguyễn Đạt Anh. Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai.2012:65-69.
8. Hà Sơn Bình. Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy. Published online 2015.
9. Hoàng Khánh Linh. Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai giai đoạn từ 2017- 2018. Published online 2018.
10. Hou D, Ju M, Wang Y, et al. PCR coupled to electrospray ionization mass spectrometry for microbiological diagnosis and surveillance of ventilator-associated pneumonia. Exp Ther Med. 2020;20(4):3587-3594. doi:10.3892/etm.2020. 9103