NHẬN XÉT TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở BỆNH NHI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) gây nhiễm khuẩn huyết (NKH) ở bệnh nhi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu một loạt ca bệnh gồm 46 bệnh nhi từ 1 tháng đến 17 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do S. pneumoniae điều trị tại khoa Điều trị tích cực nội khoa (ĐTTC), Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 01/01/2020 đến 30/08/2023. Kết quả: Nhiễm khuẩn huyết do S. pneumoniae ở bệnh nhi được điều trị tại khoa điều trị tích cực chủ yếu ở tuổi bú mẹ (tuổi trung vị 16 tháng). Có 44,8% trẻ có tiền sử đẻ non, mắc bệnh nền hoặc suy dinh dưỡng. Bệnh cảnh lâm sàng nặng nề với 43,5% có viêm màng não mủ, 87% suy đa tạng, 58,7% sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong cao 21,7%. S. pneumoniae phân lập được trên các bệnh nhi mắc nhiễm khuẩn huyết có tỷ lệ kháng thuốc cao với nhiều loại kháng sinh: Với cefotaxime nhạy cảm 38,1%, ceftriaxone nhạy cảm 34,9%. S. pneumoniae đề kháng hoàn toàn với clindamycin. Tỷ lệ đa kháng kháng sinh của vi khuẩn cao: 65,2% (30/46). Vi khuẩn còn nhạy cảm hoàn toàn với các kháng sinh vancomycin, linezolid và nhóm quinolon. Kết luận: S. pneumoniae gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhi điều trị tại khoa Điều trị tích cực có tỉ lệ kháng cao với nhiều nhóm kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với vancomycin, linezolid và quinolones
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, phế cầu, Streptococcus pneumoniae, kháng kháng sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Thị Soa, Vũ Thị Thủy, Trần Thị Oanh và cộng sự. Tổng quan về tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây bệnh trên lâm sàng tại Việt Nam từ 2017-2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. 519(1).
3. Goldstein B., Giroir B., Randolph A., et al. International pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics. Pediatr Crit Care Med, 2005. 6(1): p. 2-8.
4. Weinstain MP, Lewis JS, Bobenchik AM, et al. Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. 2020, Clinical and Laboratory Standards Institute. p. 82-87.
5. Nguyễn Đăng Quyệt, Đào Minh Tuấn, Bùi Quang Phúc và Trương Thị Việt Nga (2021). Tình hình đề kháng kháng sinh của phế cầu và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 5(4), 27-34.
6. Li Q., Li Y, Yi Q, et al. Prognostic roles of time to positivity of blood culture in children with Streptococcus pneumoniae bacteremia. 2019. 38(3): p. 457-465.
7. Đào Hữu Nam, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nguyễn Phương Hạnh và cộng sự. Mối liên quan giữa nồng độ đáy vancomycin và kết quả điều trị viêm màng não phế cầu ở trẻ em. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, 2023. Tập 18 - Số đặc biệt tháng 10 2023.
8. Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Đỗ Trần Hùng và cộng sự. Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021. 145(9): p. 229-240.